I. TIN TỨC, SỰ KIỆN
1. Tuổi trẻ Quảng Nam tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về các thương binh, liệt sĩ, đối tượng người có công với cách mạng, gia đình chính sách.
Theo đó, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đồng loạt hưởng ứng "Ngày chiến sĩ tình nguyện uống nước nhớ nguồn” 26/7/2023 với các hoạt động cụ thể nhằm bày tỏ lòng biết ơn với thế hệ cha anh đi trước đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, như: Ra quân tình nguyện tu sửa, chỉnh trang, làm vệ sinh các bia, đài tưởng niệm liệt sĩ; tu sửa các công trình ghi công liệt sĩ, phần mộ các liệt sĩ, đền thờ, trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp tại các nghĩa trang, tượng đài liệt sĩ; hành hương về các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, cấp phát thuốc miễn phí tập trung và tại nhà cho đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn; nấu bữa cơm nghĩa tình tại nhà các mẹ Việt Nam Anh hùng, cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn; khởi công xây dựng Nhà Nghĩa tình đồng đội; tặng quà, học bổng cho thanh thiếu nhi, con em các gia đình chính sách...
Tối 26/7, Tỉnh đoàn tổ chức Lễ thắp nến tri ân, dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
Trong không khí trang nghiêm, thành kính, đại biểu lãnh đạo và đoàn viên thanh niên dành phút mặc niệm và dâng hoa, dâng hương và thắp nến tri ân tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tại buổi lễ, Tỉnh đoàn đã trao tặng 30 suất quà cho cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh, tù yêu nước là thương bệnh binh và 20 suất quà cho các em học sinh là con em các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.
Cùng thời điểm này, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đồng loạt tổ chức Lễ thắp nến tri ân tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ của địa phương nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chuỗi hoạt động thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, qua đó, tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Đường link: https://tinhdoanqnam.vn/news/theo-dau-chan-bac/tuoi-tre-quang-nam-to-chuc-nhieu-hoat-dong-den-on-dap-nghia-5031.html
2. Tuổi trẻ Quảng Nam tri ân các anh hùng liệt sĩ
Hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), tuổi trẻ Quảng Nam vừa có chuyến hành trình về địa chỉ đỏ tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Theo đó, đoàn công tác gồm Thường trực và lãnh đạo các ban của Tỉnh đoàn, Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh, bí thư các huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc đã đến dâng hoa tri ân tại Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ quê Quảng Nam - Đà Nẵng thuộc Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị) và thắp hương từng phần mộ liệt sĩ.
Trong hành trình, tuổi trẻ Quảng Nam cũng phối hợp Hội Cựu thanh niên xung phong Quảng Nam dâng hoa, dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 và thành cổ Quảng Trị.
* Nhân tưởng niệm 55 năm ngày hy sinh của 10 nữ anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (24/7/1968 - 24/7/2023), Tỉnh đoàn Quảng Nam cũng phát động thắp nến tri ân trực tuyến trên mạng xã hội.
Theo đó, đồng loạt vào ngày 24/7, cán bộ, đoàn viên thanh niên toàn tỉnh đăng tải hình ảnh thắp nến tri ân trực tuyến trên các trang mạng xã hội do đoàn - hội - đội quản lý; đồng thời thay đổi hình đại diện, đăng tải hình ảnh trên các trang mạng xã hội cá nhân kèm hashtag #TTQNamtrianlietsiTNXPdongloc.
Đường link: https://baoquangnam.vn/thanh-nien/tuoi-tre-quang-nam-tri-an-cac-anh-hung-liet-si-145491.html
II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
Học và làm theo lời Bác dạy về công tác tuyên truyền
Bác dạy: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Phải dạy lý luận, công tác, chuyên môn cho cán bộ, đảng viên. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự.
NHIỆM VỤ TUYÊN TRUYỀN VÀ CÁCH TUYÊN TRUYỀN
Tuyên truyền được hiểu là tuyên truyền cách mạng. Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền như thế nào? Tuyên truyền để làm gì? Tuyên truyền cho ai? Ai có thể tuyên truyền? v.v.. là những câu hỏi mà những người làm công tác tuyên giáo phải luôn luôn nắm vững để trả lời có chất lượng mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Những câu hỏi này được Hồ Chí Minh nêu lên từ thập kỷ bốn mươi và thông qua lý luận - thực tiễn, Người đã đem lại những câu trả lời thuyết phục, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị soi sáng công tác tuyên truyền nói riêng, tuyên giáo nói chung.
Công cuộc đổi mới đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thế giới và đất nước ngày nay đang diễn ra những biến đổi lớn lao. Nhưng trong mọi biến đổi cũng có một số điều quan trọng không hề thay đổi. Đó là nhận thức của chúng ta về mô hình chủ nghĩa xã hội với ba trụ cột là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ba trụ cột được “xây” trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với hai nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và lấy dân làm gốc. Nhiệm vụ tuyên giáo và cách tuyên truyền hiện nay là làm cho nhân dân và cán bộ hiểu được những vấn đề lý luận và thực tiễn đó; làm rõ hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Để hoàn thành nhiệm vụ công tác tuyên giáo, tuyên truyền phải giản đơn, rõ ràng, cụ thể, thiết thực, đúng chỗ, đúng lúc. Tuyên truyền là để người dân hiểu, dân tin và làm được. Phải tuyên truyền cả lý luận và công tác. Tuyên truyền lý luận là dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Tuyên truyền công tác là làm cho người dân hiểu vì sao phải làm những công việc đó? Làm những gì? Làm như thế nào? Tất cả nhằm đem lại lợi cho dân và tránh hại cho dân. Những câu hỏi nêu trên phải được cụ thể hóa, hiện thực hóa. Bác dạy: “Các chú phải tự hỏi, tự trả lời. Chứ không phải chờ trên gửi tài liệu xuống, rồi theo một, hai, ba, bốn mà làm”(1).
Bác phê bình những người làm công tác tuyên truyền chỉ nói nào là làm “cách mạng xã hội chủ nghĩa”, nào là “tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nào là “xây dựng chủ nghĩa xã hội” làm cho đồng bào khó hiểu, ít người hiểu. Bác nhắc lại câu chuyện đồng chí Đimitơrốp kể: Khi ở Đức có bãi công, Đảng cử người đến tuyên truyền. Đáng lẽ người tuyên truyền phải nói bãi công thế nào, thì lại nói chủ nghĩa Mác là gì, thặng dư giá trị là gì. “Như thế là nói không đúng chỗ, không thiết thực. May mà đồng chí đó không bị quần chúng ném đá. Tuyên truyền như thế không ăn thua gì cả”(2).
Hiện nay, những chứng bệnh đó vẫn tồn tại với những biểu hiện, mức độ đậm nhạt, cao thấp khác nhau. Điểm giống nhau của các căn bệnh trước và nay là tuyên truyền không đúng lúc, đúng nơi, không cụ thể, không thiết thực, không tỏ rõ được tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng và đòi hỏi của các tầng lớp nhân dân. Chẳng hạn, "khơi dậy khát vọng phát triển đất nước” là một điểm nhấn trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Nhưng nếu tuyên truyền chỉ nhắc lại hai từ “khát vọng” thì không “thuộc bài”, “đúng bài” tuyên giáo. Đó là cách nói chung chung, kiểu “hội trường” mà Bác đã nhiều lần phê bình: “Không phải tuyên truyền để mà tuyên truyền, huấn luyện để mà huấn luyện”(3). Cái người dân cần là phải nói làm sao thiết thực, dễ hiểu, để người ta hiểu được, hiểu để làm. Tức là phải biết cách tuyên truyền. Nhiều tỉnh nói về tiềm năng, khát vọng phát triển, phải đạt tỉnh khá, tỉnh giàu, kiểu mẫu là cần thiết, nhưng tuyên truyền là phải cắt nghĩa, phân tích được vì sao hiện nay nói và nhấn mạnh những điều đó? Phát triển cái gì? Phát triển đến đâu? Theo hướng nào, bằng cách nào? Tuyên truyền phải rất thực tiễn thì mới thực hiện được khát vọng. Tuyên truyền đừng để người dân hiểu sai về cái đúng, hiểu xấu về cái tốt, cái đẹp của khát vọng thành “phong trào khát vọng”, “hội chứng khát vọng”.
Tuyên truyền không phải nhắc lại Văn kiện của Đảng, Nhà nước, mà phải làm cho quan điểm của Đảng, Nhà nước thấm sâu vào tim óc người dân, khẳng định niềm tin, khơi dậy quyết tâm và hành động. Tuyên truyền ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào còn nhiều khó khăn thiếu thốn về cơm ăn áo mặc, điện, nước, trường học, bệnh xá, đường sá…, càng phải rất thiết thực. Ý định của những người làm công tác tuyên truyền là tốt, muốn khẳng định đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chính sách đúng đắn của Chính phủ, bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, tính đột phá về lý luận của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, v.v.. Ý định tốt nhưng khi tuyên truyền phải xuất phát từ thực tế, không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của người tuyên truyền, tuyên truyền để mà tuyên truyền, tuyên truyền “lấy được”. Tuyên truyền không thiết thực, không đúng lúc, đúng chỗ, có thể biến ý định tốt thành không tốt, biến cái hay thành cái dở, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vậy. Bác dạy: “Nói thế nào cho đồng bào hiểu được, đồng bào làm được, đó là nói được chủ nghĩa Mác - Lênin. Nói thiết thực, nói đúng lúc, đúng chỗ mới là hiểu được chủ nghĩa Mác - Lênin. Nếu nói không đúng chỗ không phải là chủ nghĩa Mác - Lênin”(4). Người chỉ rõ: “Các chú dạy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác – Lênin, chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho mọi người hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là thế nào không. Theo Bác, hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác… Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin”(5). Lời Bác dạy vẹn nguyên giá trị đối với công tác tuyên giáo hiện nay.
NGƯỜI TUYÊN TRUYỀN PHẢI THƯỜNG XUYÊN TU DƯỠNG, CHỐNG THÓI BA HOA
Một trong những yêu cầu đối với người tuyên truyền, đó là phải hội đủ những phẩm chất về tri thức, phương pháp và đạo đức. Phải “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu”(6). Phải rèn luyện cách nói giản đơn, rõ ràng, thiết thực, có đầu, có đuôi, có hồn, truyền cảm hứng, niềm tin, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được, làm được.
Bác dạy bảo những người tuyên truyền khi nói, viết phải chống thói ba hoa, biểu hiện ở chỗ dài dòng, rỗng tuếch; cầu kỳ; khô khan, lúng túng; báo cáo giả dối, thành công ít suýt ra nhiều, còn khuyết điểm thì giấu đi không nói đến; bệnh theo “sáo cũ”; nói không ai hiểu; bệnh hay nói chữ như tục ngữ có câu “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, v.v..
Theo Bác, người tuyên truyền phải hiểu rằng mỗi khẩu hiệu của Đảng phải là ý nguyện và mục đích của hàng triệu đảng viên và của hàng triệu quần chúng. Mà muốn như thế, phải làm cho dân chúng đều hiểu, phải học cách nói của dân chúng “học ăn, học nói, học gói, học mở”, chớ nói như cách giảng sách. Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng. Nếu không hàng vạn khẩu hiệu cũng vô ích. Người dạy: “Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ: Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói”(7).
Bác thẳng thắn phê bình người đi tuyên truyền tưởng mình là công chức, làm việc theo cách bàn giấy mà quên nhiệm vụ của mình là tuyên truyền, cổ động, giải thích và huấn luyện cho nhân dân. Người chỉ rõ: “Các cấp thông tin tuyên truyền thường thi hành chỉ thị cấp trên một cách máy móc, không biết áp dụng theo hoàn cảnh thiết thực trong địa phương mình. Tuyên truyền không chủ trương thực tế mà hay nói những lý luận viễn vông. Chưa có một chương trình, một kế hoạch thiết thực và đầy đủ về công tác cũng như kiểm tra”(8). Nói về người tuyên truyền - xét tận cùng và quan trọng nhất, quyết định nhất - phải có cái tâm, đạo đức trong sáng, xuất phát từ nhận thức về bổn phận phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới.
Ngẫm lại những lời dạy sâu sắc của Bác lúc sinh thời về công tác tuyên truyền đến bây giờ vẫn thấy thấm thía, vẹn nguyên giá trị để mỗi cán bộ tuyên giáo học và làm theo./.
Nguồn: Tuyengiao.vn
III. THEO DÒNG LỊCH SỬ
* Ngày 01/8/1930: Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo của Đảng
* Ngày 8/8/1967: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp các quốc gia Đông Nam Á
* Ngày 10/8/1961: Kỷ niệm Ngày Vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam
* Ngày 12/8: Kỷ niệm Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên
* Ngày 19/8/1945: Kỷ niệm Ngày Cách mạng tháng tám thành công
* Ngày 20/8/1888: Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng
* Ngày 25/8/1911: Kỷ niệm 112 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
* Ngày 28/8/1945: Kỷ niệm Ngày truyền thống Ngành Văn phòng cơ quan hành chính Nhà nước
* TUYÊN TRUYỀN NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
< >Bối cảnh lịch sử và diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩaNguyên nhân thắng lợiÝ nghĩa lịch sửMột số bài học kinh nghiệmđiều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực thi hành từ 14/8, tuy nhiên các quy định tại Nghị định trên đã được thực hiện từ 1/7.
Cụ thể, điều chỉnh tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trước ngày 1/1/2022; tăng thêm 20,8% đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ ngày 1/1/2022 đến trước ngày 1/7/2023.
Đối với những người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trước ngày 1/1/1995 theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP.
2. Người dân được đăng ký xe ở nơi tạm trú
Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8.
Tại khoản 2 Điều 3 thông tư này quy định, chủ xe là tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú, tạm trú) tại địa phương nào thì đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe thuộc địa phương đó. Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe được quản lý theo số định danh cá nhân.
Việc nộp lệ phí đăng ký xe thực hiện qua ngân hàng hoặc trung gian thanh toán được kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công; trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch vụ công thì nộp tại cơ quan đăng ký xe.
Đối với biển số ô tô trúng đấu giá được đăng ký, cấp biển số tại Phòng CSGT, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chủ xe có trụ sở, cư trú hoặc tại Phòng CSGT quản lý biển số xe trúng đấu giá đó.
< >Không quy định chức danh công chức Trưởng Công an xãQuy định về phong tỏa tài sản của đối tượng thanh traNghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra có hiệu lực từ ngày 15/8.
Nghị định quy định rõ việc phong tỏa tài sản của đối tượng thanh tra khi có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm: thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung người nhận;
Có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản; có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán dẫn đến thay đổi về tài sản.
Ngoài ra, đối tượng thanh tra bị phong tỏa tài sản khi không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
BIÊN TẬP BAN TỔ CHỨC - KIỂM TRA TỈNH ĐOÀN