Huyện đoàn Nông sơn - tỉnh Quảng Nam

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN - CHI HỘI THÁNG 3-2023

Thứ năm - 02/03/2023 13:46
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN - CHI HỘI THÁNG 3-2023
I. TIN TỨC, SỰ KIỆN
1. Lễ ra quân Tháng Thanh niên năm 2023

Ngày 26/2, tại Trung tâm văn hoá Thị trấn Ái Nghĩa, Tỉnh đoàn Quảng Nam tổ chức lễ Khởi động Tháng thanh niên năm 2023 với sự tham gia của hơn 200 đoàn viên thanh niên trên địa bàn.
Tháng Thanh niên năm 2023, tuổi trẻ Quảng Nam đề ra 9 chỉ tiêu cụ thể trên các mặt công tác. Để thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu đề ra, Tỉnh đoàn đề nghị các cấp bộ đoàn tăng cường đổi mới hình thức quán triệt, nâng cao chất lượng tuyên truyền; đầu tư, tổ chức tốt các hoạt động tình nguyện thường xuyên; tổ chức hiệu quả các hoạt động thúc đẩy tinh thần sáng tạo của thanh niên…
Dịp này, hơn 50 công trình, phần viên thanh niên được các cấp bộ đoàn tổ chức đồng loạt trên địa bàn tỉnh. 
Link bài viết: https://tinhdoanqnam.vn/news/3-phong-trao/le-ra-quan-thang-thanh-nien-nam-2023-4711.html
2. Tuổi trẻ Quảng Nam với nhiều hoạt động chào mừng ngày thành lập Đảng
Chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023), tuổi trẻ Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, tạo không khí thi đua sôi nổi trong lực lượng đoàn viên thanh niên.
* Các cơ sở đoàn huyện Núi Thành tổ chức các hoạt động hành trình về nuồn đến với địa chỉ đỏ; tổ chức thăm hỏi các lão thành cách mạng, gia đình chính sách, thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ...

* Tại Tiên Phước, huyện đoàn Tiên Phước tổ chức kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng với nhiều nội dung, như: tổ chức Lễ Chào cờ “Vinh quang có Đảng”, dâng hoa và viếng hương tại Khu di tích Chi bộ Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh; sinh hoạt với chủ đề “Tuổi trẻ Tiên Phước sắt son niềm tin với Đảng; thăm quan, học tập mô hình kinh tế trồng cây ăn quả và sản xuất thực phẩm chay trên địa bàn xã Tiên Cảnh; thăm và tặng quà cho các lão thành cách mạng...

* Huyện đoàn Duy xuyên tổ chức ra quân Tết trồng cây đời đời nhớ Bác và hưởng ứng chương trình “Vì một Việt Nam xanh” năm 2023. Đồng thời, chỉ đạo 100% đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng với các hoạt động: sinh hoạt chuyên đề, tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, trao quà cho gia đình cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn..

* Huyện đoàn Đại Lộc tổ chức Giải bóng đá Cán bộ Đoàn - Hội Mừng Đảng, mừng xuân Qúy Mão năm 2023

Link bài viết: https://tinhdoanqnam.vn/news/3-phong-trao/tuoi-tre-quang-nam-voi-nhieu-hoat-dong-chao-mung-ngay-thanh-lap-dang-4690.html.
3. Tưởng niệm 80 năm ngày anh hùng liệt sĩ Kim Đồng hi sinh (15/02/1943 - 15/02/2023)
Thực hiện sự chỉ đạo của BTV Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh, các đơn vị trong toàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tưởng niệm 80 năm Ngày Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng hy sinh (15/02/1943 - 15/02/2023).

Theo đó, các hoạt động được diễn ra từ ngày 06/02/2023 đến ngày 15/02/2023 với nhiều hình thức như: Liên đội đồng loạt tổ chức lễ chào cờ sáng thứ 2 với chủ đề ““Noi gương Anh hùng Kim Đồng - Thiếu nhi Việt Nam tiếp bước” (13/02/2023) lồng ghép vào đó với việc hướng dẫn các em tìm hiểu về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng - Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; về lòng yêu nước, sự hy sinh anh dũng với tinh thần “Tuổi nhỏ chí lớn” đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộctừ đó giúp các em xây dựng mục tiêu phấn đấu, rèn luyện để trở thành người đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các Liên đội đã tổ chức Lễ kết nạp đội viên mới cho hàng nghìn em học sinh tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong học tập, trao tặng các công trình măng non cho các liên đội, tổ chức sinh hoạt đội chuyên đề về anh hùng Kim Đồng.

4. Cuối tháng 3/2023, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sẽ đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Cuối tháng 3/2023, lãnh đạo UBND tỉnh sẽ gặp gỡ, đối thoại với thanh niên Quảng Nam. Đây sẽ là dịp để thanh niên của tỉnh có cơ hội bày tỏ những nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc, hay những sáng kiến, ý tưởng hay góp phần phát triển kinh tế - xã hội xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Theo Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành vào sáng ngày 27/2, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan sẽ có buổi gặp gỡ, đối thoại với thanh niên toàn tỉnh với chủ đề “Thanh niên tỉnh Quảng Nam với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số”.
Chương trình được tổ chức trực tiếp cấp tỉnh và trực tuyến, kết nối điểm cầu cấp tỉnh với các điểm cầu cấp huyện, xã.
Link bài viết: https://tinhdoanqnam.vn/news/3-chuong-trinh/cuoi-thang-3-2023-lanh-dao-tinh-quang-nam-se-doi-thoai-voi-thanh-nien-ve-chuyen-doi-so-4713.html
II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
1. Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có vai trò quản lý, điều hành, dẫn dắt đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại nơi mình phụ trách. Từ đây đòi hỏi vấn đề nêu gương của người đứng đầu phải luôn được đề cao. Tuy nhiên trên thực tế có lúc, có nơi vẫn còn tình trạng lơ là, buông lỏng, thiếu trách nhiệm của người đứng đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập thể, tác động tiêu cực đến xã hội, làm mất niềm tin trong nhân dân.
Nhận thức đúng đắn về vai trò nêu gương
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được hiểu là những cá nhân được trao quyền để thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị đó. Bởi vậy, họ cũng là người có quyền hạn cao nhất cũng như phải chịu trách nhiệm chính về những hoạt động của cơ quan, đơn vị do mình phụ trách. Ở đây có thể thấy rõ hai yếu tố gắn với người đứng đầu, đó là quyền hạn và trách nhiệm. Quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: "Một đảng viên ở địa vị càng cao, thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ" và "Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước".
Lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được quán triệt và cụ thể hóa trong nhiều văn kiện của Đảng. Tiêu biểu như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên... Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu". Như vậy có thể thấy đề cao việc nêu gương chính là một phương thức lãnh đạo của Đảng mang ý nghĩa, giá trị nhân văn sâu sắc, giúp quy tụ quần chúng nhân dân, góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ.
Vấn đề nêu gương của người đứng đầu đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Bởi dù ở đâu, lĩnh vực nào, thời gian nào thì việc nêu gương của người đứng đầu luôn có vai trò to lớn đối với sự thành công hay thất bại của đơn vị.
Vấn đề nêu gương của người đứng đầu đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Bởi dù ở đâu, lĩnh vực nào, thời gian nào thì việc nêu gương của người đứng đầu luôn có vai trò to lớn đối với sự thành công hay thất bại của đơn vị. Nếu người lãnh đạo gương mẫu, chính trực có thể giúp tập thể đoàn kết, phát triển vững mạnh; nhưng nếu người lãnh đạo suy thoái về tư tưởng, đạo đức, không phát huy vai trò nêu gương có thể khiến nội bộ lục đục, suy yếu. Để tiếp tục quán triệt vai trò nêu gương của người cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu trước yêu cầu của tình hình mới, ngày 7/6/2012 Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; ngày 19/12/2016 Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; ngày 25/10/2018 Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; ngày 18/5/2021 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Việc triển khai các quy định, kết luận nêu trên đã phát huy hiệu quả tích cực trên thực tế, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhiều cơ quan, đơn vị đã triển khai các phong trào thi đua sôi nổi bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong việc thực thi kỷ luật, kỷ cương; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu nhận thức rõ hơn về trách nhiệm nêu gương. Từ đây góp phần tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, có lúc, có nơi, vấn đề nêu gương của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa được coi trọng, chưa làm đến nơi đến chốn; việc nêu gương chưa hình thành nền nếp thường xuyên, chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng. Vẫn còn tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, điều hành của người đứng đầu, để xảy ra nhiều sai phạm. Cá biệt có tình trạng người đứng đầu ỷ thế, cậy quyền, áp đặt, lạm dụng quyền lực, coi quyền lực được tổ chức giao cho là "miếng bánh" mầu mỡ để tận dụng, đục khoét của công, chèn ép cấp dưới, coi thường người lao động, câu kết với các đối tượng xấu hòng trục lợi, vi phạm các quy định của Đảng, vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong dư luận.
Cá biệt có tình trạng người đứng đầu ỷ thế, cậy quyền, áp đặt, lạm dụng quyền lực, coi quyền lực được tổ chức giao cho là "miếng bánh" mầu mỡ để tận dụng, đục khoét của công, chèn ép cấp dưới, coi thường người lao động, câu kết với các đối tượng xấu hòng trục lợi, vi phạm các quy định của Đảng, vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong dư luận.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW tháng 6/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: "Việc cam kết tu dưỡng, rèn luyện, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiệu quả chưa cao". Tổng kết công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XII cho thấy: Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.209 cán bộ, đảng viên có liên quan đến tham nhũng; trong đó có 113 cán bộ diện Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu, trong đó, có 3 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 7 Ủy viên Trung ương Đảng, 16 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; 1 bộ trưởng và 4 nguyên bộ trưởng; 22 thứ trưởng và nguyên thứ trưởng; 12 bí thư và nguyên bí thư tỉnh, thành ủy; 3 phó bí thư và nguyên phó bí thư tỉnh ủy; 15 chủ tịch và nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; 26 sĩ quan cấp tướng trong Quân đội, Công an.
Những sai lầm, khuyết điểm của người đứng đầu bị xử lý kỷ luật được Đảng ta nhận diện, đó là: thiếu gương mẫu trong quản lý, điều hành; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, các quy định của Đảng, Nhà nước và công tác cán bộ; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát; có hành vi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm"... gây hậu quả nghiêm trọng đến cơ quan đơn vị, thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Nổi cộm thời gian gần đây có thể kể đến các "đại án": kit test Việt Á; "chuyến bay giải cứu" liên quan đến lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương; vụ nâng khống thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai; vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Bộ Công thương và Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); "đại án" buôn lậu ở Công ty Nhật Cường,…
Những sai lầm, khuyết điểm của người đứng đầu bị xử lý kỷ luật được Đảng ta nhận diện, đó là: thiếu gương mẫu trong quản lý, điều hành; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, các quy định của Đảng, Nhà nước và công tác cán bộ; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát; có hành vi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm"... gây hậu quả nghiêm trọng đến cơ quan đơn vị, thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Thẳng thắn nhìn nhận nếu không có sự tiếp tay, dung túng của một số lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, chắc chắn "chiếc vòi bạch tuộc" của tham nhũng, tiêu cực không thể hoành hành, gây nên hậu quả nghiêm trọng đến như vậy. Thực tế này cho thấy cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực cần được thực hiện song hành với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có việc chấn chỉnh vai trò, trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo các cấp. Vai trò nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu phải được đề cao. Trong công tác tổ chức cần xem xét việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu là yêu cầu bắt buộc, làm căn cứ để phân công công tác, bố trí nhiệm vụ, làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại và giám sát cán bộ hằng năm. Mọi sai phạm của bất cứ cá nhân lãnh đạo nào cũng cần phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì". Tinh thần ấy tiếp tục được phát huy trong giai đoạn hiện nay với tiêu chí mà Đảng ta đề ra, đó là kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc nêu gương của người đứng đầu, quan trọng nhất vẫn là sự tự ý thức, phát huy trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Không có sự chủ động, tự giác đối với bản thân thì người lãnh đạo sẽ dễ nảy sinh tiêu cực, nói một đằng, làm một nẻo, quan liêu, tắc trách, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Cá nhân người lãnh đạo cần thường xuyên ý thức thật sâu sắc về vấn đề nêu gương, không ngừng tự kiểm điểm bản thân, soi chiếu vào các quy định của Đảng và Nhà nước làm cơ sở để điều hành công việc cũng như ban hành các quyết định đúng đắn, dẫn dắt cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển.
Liên quan đến vấn đề nêu gương, người đứng đầu phải bảo đảm tốt các yếu tố bao gồm: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống và tác phong sinh hoạt, công tác. Cùng với đó là những tiêu chuẩn không thể thiếu về trình độ, năng lực, phẩm chất, phong cách của người lãnh đạo dám chịu trách nhiệm, có quan điểm, phương pháp làm việc khách quan, toàn diện và cụ thể, liêm chính. Trong hoạt động quản lý, điều hành tại đơn vị mình, người đứng đầu cần tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, biết lắng nghe, phát huy trí tuệ của cấp dưới, tránh chuyên quyền, độc đoán; dám chịu trách nhiệm khi mắc sai lầm, khuyết điểm. Chỉ khi là "đầu tầu gương mẫu", người lãnh đạo mới thu phục được nhân tâm, sự tin yêu của cấp dưới, để từ đó tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong nội bộ, cùng nhau hoàn thành tốt những nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Thực tiễn đã chứng minh, "cán bộ nào, phong trào nấy". Do đó, ở nơi nào người đứng đầu tiên phong, gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm thì nơi đó nội bộ đoàn kết, tập thể vững mạnh, hoạt động nền nếp, hiệu quả, bảo đảm được kỷ cương, kỷ luật. Ở nơi nào người đứng đầu không gương mẫu, lợi dụng chức vụ, quyền hành để vun vén cá nhân thì cấp dưới sẽ thừa cơ làm bừa, làm ẩu, nội bộ rối loạn. Bởi vậy, việc nêu gương cần phải là việc làm thường xuyên, liên tục, thể hiện bằng hành động, việc làm cụ thể, mới thực sự phát huy tác dụng.
      Nguồn: Báo Nhân dân
      Link nội dung: https://nhandan.vn/trach-nhiem-neu-guong-cua-nguoi-dung-dau-post740742.html

2. "Mệnh lệnh cứu hộ, cứu nạn tại nước bạn đều xuất phát từ trái tim"

"Những người thân các nạn nhân có mặt tại hiện trường đã ôm lấy đoàn Việt Nam rồi òa khóc. Họ bảo rằng: Cám ơn các bạn đã tìm giúp người thân cho chúng tôi. Nhìn cảnh ấy, không ai bảo ai, anh em cũng đều chảy nước mắt", Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Trưởng Đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trả lời phóng viên Báo Nhân Dân tại Hatay, ngày 22/2.

Trước giờ Đoàn cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường về nước, tại Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ), phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Trưởng Đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát hiện 18 điểm, đưa 36 thi thể nạn nhân ra ngoài
- Xin đồng chí cho biết khái quát về các hoạt động của Đoàn cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ) trong thời gian vừa qua?
- Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ: Đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam sang Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ) thực hiện hoạt động nhân đạo, cứu trợ thảm họa của trận động đất lịch sử ngày 6/2 vừa qua. Tại đây, Cơ quan điều phối Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã giao nhiệm vụ cho đoàn tổ chức, tìm kiếm vị trí các nạn nhân đang còn bị vùi lấp. Sau khi xác định được vị trí, chúng ta sẽ bàn giao cho các lực lượng giải cứu tại hiện trường để sử dụng các trang thiết bị hạng nặng như máy móc, máy ủi để đưa các nạn nhân ra ngoài.
Bên cạnh đó, Đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng chủ động triển khai một bệnh viện dã chiến quy mô vừa và nhỏ để thu dung, điều trị cho các nạn nhân do động đất gây ra; đồng thời điều trị các thành viên quốc tế khi tham gia cứu hộ, cứu nạn gặp phải thương tích.
- Xin đồng chí cho biết thêm về những khó khăn đoàn đã phải đối mặt khi thực hiện các nhiệm vụ kể trên?
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ: Khi sang Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nhiệm vụ, khó khăn lớn nhất của cả đoàn chính là thời tiết. Trong những ngày đầu, chúng tôi thường xuyên phải làm việc dưới điều kiện nhiệt độ âm 5 đến âm 10 độ C.
Bên cạnh đó, vị trí làm việc của đoàn cũng hết sức nguy hiểm khi cả thành phố gần như đã bị san phẳng, các chung cư, nhà cao tầng đổ sập với hàng trăm triệu mét khối đất, đá. Ngoài ra, những dư chấn tiếp theo cũng rất dễ gây ra tình trạng mất an toàn.
Ngoài ra, việc bất đồng ngôn ngữ giữa các bên cũng gây ra khó khăn lớn. Các sĩ quan liên lạc của đoàn đã phải hoạt động hết mình để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Với những nỗ lực vượt qua khó khăn đó, những kết quả của đoàn sau thời gian 10 ngày tại Hatay là gì, thưa đồng chí?
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ: Ngay sau khi đặt chân xuống Hatay chỉ khoảng 5 tiếng, đoàn đã họp và làm việc với các cơ quan điều phối để nhận nhiệm vụ. Trong vòng 10 ngày làm nhiệm vụ, chúng tôi đã tổ chức tìm kiếm trên 31 điểm, phát hiện 15 điểm có nạn nhân bị vùi lấp, bàn giao cho lực lượng giải cứu và đã đưa ra 28 thi thể nạn nhân.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tổ chức một đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn, tổ công binh dò tìm bằng âm thanh, hình ảnh và radar xuyên tường phối hợp với các đoàn từ Bahrain và Mexico tìm được 3 vị trí; trên cơ sở đó, thêm 10 thi thể các nạn nhân được đưa ra ngoài.
Như vậy, tính tổng cả chiến dịch, chúng ta đã phát hiện 18 điểm và đưa ra 36 thi thể nạn nhân.
Những mệnh lệnh từ trái tim người lính
- Tinh thần của cán bộ chiến sĩ trong suốt thời gian qua tại đây như thế nào, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ: Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận rõ, việc các đoàn cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ lần này đã thể hiện được vị thế cũng như trách nhiệm của nhân dân ta, đất nước ta, đặc biệt là của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam với quốc tế.
Do đó, ngay từ khi xuất quân, tất cả các cán bộ, chiến sĩ và thành viên trong đoàn đều xác định rõ lập trường tư tưởng kiên định, quyết tâm vượt qua khó khăn để thực hiện nhiệm vụ bằng mệnh lệnh từ trái tim. Chúng tôi cũng coi việc tìm kiếm vị trí các nạn nhân trong các đống đổ nát cũng giống như tìm kiếm người thân của chính mình.
Với tinh thần như trên, đoàn chúng ta được cộng đồng quốc tế cũng như chính quyền địa phương đánh giá rất cao về cả công tác tổ chức lẫn thực hiện thực tế tại hiện trường.
Đồng chí có thể chia sẻ những kỷ niệm trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ?
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ: 10 ngày làm nhiệm vụ trên đất bạn đã để lại không chỉ riêng tôi mà cả đoàn rất nhiều kỷ niệm. Nhưng có lẽ đáng nhớ nhất là giai đoạn đầu chúng ta đặt chân tới Hatay. Vào thời điểm này, trang thiết bị của đoàn chưa về kịp nên các thành viên chỉ có thể ngồi chung quanh bếp lửa để sưởi ấm trong đêm. Dù vậy, ngay sáng hôm sau, tất cả đều sẵn sàng lên đường tới các khu vực tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp. Cũng trong ngày đầu tiên này, chúng ta đã phát hiện 4 vị trí, qua đó góp phần đưa 9 thi thể nạn nhân ra ngoài.
Lúc này, những người thân có mặt tại hiện trường đã ôm lấy đoàn Việt Nam rồi òa khóc. Họ bảo rằng, cám ơn các bạn đã tìm giúp người thân cho chúng tôi. Nhìn cảnh ấy, không ai bảo ai, anh em cũng đều chảy nước mắt. Từ ngày hôm đó, mỗi lần đoàn đi tới đâu, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ tại Hatay lại ra cho từng mẩu bánh mì, từng chai nước. Tình cảm ấy có lẽ cả đời tôi cũng không thể quên.
Nguồn: Báo nhân dân
Link nội dung: https://nhandan.vn/menh-lenh-cuu-ho-cuu-nan-tai-nuoc-ban-deu-xuat-phat-tu-trai-tim-post739930.html
III. THEO DÒNG LỊC SỬ
KỶ NIỆM 92 NĂM
NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
(26/03/1931 - 26/03/2023)
 
 
IV. VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI
1.  Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực thi hành

Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 ngày 15/11/2022 tại Kỳ họp thứ 4, khóa XV.
Theo đó, bổ sung đối tượng khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền như sau:
- Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, đối tượng báo cáo có thể thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng;
- Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình, đối tượng báo cáo phải nhận biết khách hàng quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022; (Nội dung mới bổ sung)
- Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài các biện pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.
2. 10 Thông tư về tiêu chuẩn, xếp lương viên chức ngành GTVT
Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành hàng loạt Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức ngành Giao thông vận tải có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.
Cụ thể, các văn bản quy định về tiêu chuẩn xếp lương viên chức ngành Giao thông vận tải gồm:
(1) Thông tư 47/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ, chuyên ngành kỹ thuật bến phà;          
(2) Thông tư 46/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;
(3) Thông tư 45/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành đăng kiểm;
(4) Thông tư 44/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 11/2020/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng không;
(5) Thông tư 43/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường thủy;
(6) Thông tư 41/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án hàng hải;
(7) Thông tư 40/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng hải;
(8) Thông tư 39/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ đường thủy nội địa;
(9) Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thông tin an ninh hàng hải;
(10) Thông tư 36/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giao thông vận tải trong đơn vị sự nghiệp công lập.
10 Thông tư nêu trên có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.
3. Thay đổi điều kiện hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật trong điều kiện có nguy hiểm
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Theo đó, người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:
- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
+ Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
+ Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động). (Nội dung mới bổ sung)
Lưu ý: Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
4.  Sửa đổi nội dung hồ sơ thay đổi mức vốn điều lệ TCTD là hợp tác xã
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 22/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
Theo đó, sửa đổi nội dung hồ sơ thay đổi mức vốn điều lệ TCTD là hợp tác xã như sau:
(1) Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ theo mẫu tại Phụ lục 05 Thông tư 22/2022/TT-NHNN;
(So với Thông tư 21/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-NHNN, quy định chi tiết mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ)
(2) Phương án tăng mức vốn điều lệ bao gồm tối thiểu các nội dung:
- Nguồn sử dụng để bổ sung vốn điều lệ;
- Nguồn sử dụng để hoàn trả vốn góp cho thành viên và mức độ đáp ứng các điều kiện để hoàn trả vốn góp cho thành viên (nếu có);
(3) Phương án giảm mức vốn điều lệ bao gồm tối thiểu các nội dung:
- Nguồn sử dụng để bổ sung vốn điều lệ (nếu có);
- Nguồn sử dụng để hoàn trả vốn góp cho thành viên và mức độ đáp ứng các điều kiện để hoàn trả vốn góp cho thành viên;
  - Thời gian dự kiến hoàn thành việc giảm vốn điều lệ;
(4) Nghị quyết của Đại hội thành viên bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
- Thay đổi mức vốn điều lệ;
- Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới, cho thành viên ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân;
- Quyết định khai trừ thành viên;
Trường hợp đề nghị chấp thuận giảm mức vốn điều lệ, mức vốn điều lệ đề nghị giảm phải phù hợp với các quy định của pháp luật về vốn pháp định và có các phương án đảm bảo quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
(So với Thông tư 21/2019/TT-NHNN  sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-NHNN, bổ sung quy định về Nghị quyết của Đại hội thành viên về việc thay đổi mức vốn điều lệ phải có tối thiểu 03 nội dung:
- Thay đổi mức vốn điều lệ
- Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới, cho thành viên ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân;
- Quyết định khai trừ thành viên)
(5) Danh sách thành viên góp vốn và dự kiến được hoàn trả vốn trong năm theo mẫu tại Phụ lục số 06 Thông tư 05/2018/TT-NHNN.
(So với Thông tư 21/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-NHNN, thay đổi mẫu danh sách thành viên góp vốn và dự kiến được hoàn trả vốn trong năm)
Thông tư 22/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
BIÊN TẬP BAN TỔ CHỨC-KIỂM TRA TỈNH ĐOÀN

Nguồn tin: Huyện đoàn- Hội LHTN Việt Nam huyện Nông Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản quyền 2012 thuộc về Huyện đoàn Nông Sơn - Chịu trách nhiệm nội dung: BTV Huyện đoàn
Địa chỉ: Trung Hạ - Quế Trung - Nông Sơn - Quảng Nam | Tel: 02353.656970 | Email: huyendoannongson@gmail.com
Design by Mr.Lưu | 0905.914411 | 
Thiet ke Website Quang Nam
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây