Huyện đoàn Nông sơn - tỉnh Quảng Nam

Tài liệu sinh hoat chi đoàn tháng 4/2021

Thứ hai - 12/04/2021 08:15
Tài liệu sinh hoat chi đoàn tháng 4/2021

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 4

NĂM 2021

----------

CHUYÊN ĐỀ

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐOÀN VỮNG MẠNH; MỞ RỘNG MẶT TRẬN ĐOÀN KẾT, TẬP HỢP THANH NIÊN

(Tài liệu dành cho cán bộ đoàn năm 2020, ban hành kèm theo Công văn số 4444-CV/TWĐTN-BTG

ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)

------------

Phần thứ hai

CÁN BỘ ĐOÀN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐOÀN VỮNG MẠNH; MỞ RỘNG MẶT TRẬN ĐOÀN KẾT, TẬP HỢP THANH NIÊN

 

1. Cán bộ đoàn phải tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia xây dựng Đoàn vững mạnh

Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Xây dựng Đoàn vững mạnh về tư tưởng chính trị, tổ chức và hành động. Trong công tác xây dựng Đoàn, chất lượng cán bộ đoàn là trọng tâm, nâng cao chất lượng cơ sở đoàn là đột phá”. Như vậy, muốn đạt được mục tiêu trên, việc xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp có đủ số lượng và chất lượng là yêu cầu, đòi hỏi khách quan, tất yếu. Thực tiễn cho thấy, các hoạt động của tổ chức đoàn tốt hay kém, phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất, năng lực và trình độ của người cán bộ đoàn. Trong điều kiện mới hiện nay, quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của Đảng về công tác cán bộ, mỗi cán bộ đoàn cần xây dựng cho mình lộ trình và phương pháp rèn luyện khoa học, phù hợp với thực tiễn, mẫn cán, tận tụy, sâu sát cơ sở; dám nghĩ, dám làm, dấn thân và tiên phong thực hiện việc mới, việc khó.

Trước hết, muốn tổ chức đoàn vững mạnh thì bản thân mỗi cán bộ đoàn phải là tấm gương cho đoàn viên, thanh niên học tập. Cán bộ đoàn phải là hạt nhân tiêu biểu về phẩm chất chính trị; tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam; kiên định mục tiêu và lý tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động; gương mẫu chấp hành Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sự phân công của tập thể lãnh đạo, ban thường vụ đoàn cùng cấp và sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đoàn cấp trên.

Những phẩm chất chính trị nêu trên, nhất là uy tín chính trị được thực hiện trong công việc và lối sống hàng ngày của cán bộ đoàn có tác động rất lớn, trực diện đến tư tưởng chính trị của đoàn viên, thanh niên. Cán bộ đoàn các cấp cần chủ động, kiên trì tham mưu với các cấp ủy đảng, với ban chấp hành, ban thường vụ đoàn các cấp đổi mới nội dung và phương thức tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên. Đổi mới việc học tập các bài lý luận chính trị cho đoàn viên; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, học tập trực tuyến, thi trực tuyến trên internet và mạng xã hội về các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên trì thực hiện và tham mưu tổ chức tốt các nghị quyết, kết luận, đề án, kế hoạch của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030… Những nội dung trên phải thường xuyên được thực hiện, trở thành nhiệm vụ tự thân của mỗi cán bộ đoàn. Chăm lo xây dựng phong trào, tạo ra những điểm mới, những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác giáo dục của Đoàn chắc chắn sẽ là tiền đề quan trọng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi.

Trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII của Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ” và Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, mỗi cán bộ đoàn, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu ngoài việc gương mẫu thực hiện nghiêm túc, chúng ta cần chủ động, sáng tạo tham mưu tổ chức nhiều chuỗi hoạt động chuyên sâu để thu hút, tập hợp đông đảo thanh thiếu nhi tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhất là các giải pháp bảo vệ và đấu tranh trên không gian mạng; tăng cường tương tác, trao đổi thông tin, duy trì và đẩy mạnh hoạt động của Câu lạc bộ Lý luận trẻ các cấp; tổ chức thường xuyên các đợt sinh hoạt chính trị, củng cố, bồi đắp niềm tin cho thế hệ trẻ đối với con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.

Cán bộ đoàn phải giữ vững nguyên tắc hoạt động của tổ chức Đoàn; tham gia xây dựng tổ chức đoàn thông qua việc thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ đoàn. Tham mưu tăng cường các giải pháp để thực hiện tốt Kết luận số 08 - KL/TWĐTN-BTC ngày 5/3/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI về“Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn dân cư giai đoạn 2019 - 2022”; Kết luận số 07 - KL/TWĐTN - BTC ngày 14/2/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI về“Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ đoàn giai đoạn 2019 - 2022”; Kết luận số 06 KL/TWĐTN-BKT, ngày 10/01/2019 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoá XI về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01 - CT/TWĐTN - BKT của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa X về “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ đoàn” và các quy định của Đảng, của Đoàn, của Nhà nước có liên quan về công tác xây dựng hệ thống chính trị và công tác cán bộ trong tình hình mới.

Muốn phát triểnvà xây dựng lực lượngcho tổ chức đoàn, cán bộ đoàn cần phải tham gia phát triển đoàn viên mới; đây là nhiệm vụ lớn, quan trọng của người cán bộ đoàn. Cùng với tổ chức của mình, cán bộ đoàn phải thật sự trở thành người định hướng, truyền cảm hứng, dẫn dắt, tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong thanh thiếu nhi, qua đó phát hiện, giới thiệu và bồi dưỡng thanh niên, thiếu niên phấn đấu để trở thành đoàn viên. Tăng cường các hoạt động giáo dục bồi dưỡng giác ngộ về lý tưởng cách mạng của Đảng cho đoàn viên thanh niên, trong đó tập trung nâng cao trình độ lý luận chính trị, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; chủ động, tích cực, sáng tạothực hiện tốt “chương trình rèn luyện đoàn viên”, xây dựng đoàn cơ sở “3 chủ động”, giai đoạn 2018 - 2022; làm tốt công tác tham mưu trong việc thực hiện đúng quy trình việc bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

Cán bộ đoàn tích cực đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam. Triển khai các giải pháp thiết thực trong tập hợp và hỗ trợ thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên là tín đồ tôn giáo, thanh niên các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp ngoài nhà nước và thanh niên Việt Nam ở nước ngoài; kết nối, phát huy tài năng trẻ trên các lĩnh vực, trí thức trẻ Việt Nam ở ngoài nước tham gia hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam gắn với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Cán bộ đoàn phải chủ động, xung kích, sáng tạo, không ngại khó, “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, tích cực tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia các phong trào, chương trình, hoạt động thực tiễn, tạo môi trường để đoàn viên, thanh niên tự giáo dục, rèn luyện và trưởng thành. Cán bộ đoàn phát huy đoàn viên, thanh niên xung kích, tình nguyện trong lao động, học tập, phấn đấu vươn lên để lập thân, khởi nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tổ chức triển khai có hiệu quả 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”“Tuổi trẻ sáng tạo”,“Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” và 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”“Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”“Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”. Thông qua các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, cán bộ đoàn tiên phong thực hiện nhằm giúpcho đoàn viên, thanh thiếu nhihiểu rõ được truyền thống vẻ vang của Đảng và dân tộc, làm cho đoàn viên, thanh niên hiểu biết sâu sắc hơn những tấm gương thanh niên tiêu biểu, địa chỉ đỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

2. Cán bộ đoàn tích cực nghiên cứu, đề xuất giải pháp đổi mới nội dung, phương thức để tập hợp, đoàn kết thanh niên

Để tập hợp, đoàn kết thanh niên một cách rộng rãi và bền vững, cán bộđoàn cần phát huy vai trò xung kích trong việc tìm những nội dung, phương thức mới, sinh động, có hiệu quả nhằm khích lệ tinh thần tham gia vào tổ chức cũng như các hoạt độngcủa đoàn viên, thanh niên.

Cán bộđoàn cần nghiên cứu, phát động và duy trì các chương trình hành động, cuộc vận động theo hướng tập trung, thiết thực, bền vững, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, phù hợp khả năng, nguyện vọng chính đáng của thanh niên.

Xây dựng cơ chế phối hợp để thể hiện rõ hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tăng tính đoàn kết, tính liên hiệp của các tổ chức thành viên. Các tổ chức của thanh niên Việt Nam là mặt trận xã hội rộng rãi, là cánh tay nối dài của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong tập hợp, định hướng, dẫn dắt hoạt động phong trào thanh niên. Các tổ chức của thanh niên Việt Nam cần đa dạng các hình thức tập hợp thanh niên, tiếp cận và tổ chức các nội dung, hoạt động hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng thanh niên, xuất phát từ các nhu cầu cơ bản của thanh niên.

Quan tâm triển khai phương thức tập hợp thanh niên trên không gian mạng theo hướng xây dựng, hoàn thiện và kết nối các nhóm của các chi đoàn, đoàn cơ sở, các câu lạc bộ của thanh niên theo sở thích, ngành nghề, xu thế mới trên không gian mạng. Từ đó, tạo môi trường thông tin lành mạnh, các sân chơi hấp dẫn trên mạng, từng bước khai thác các ứng dụng, tiện ích của các mạng xã hội đang có số lượng thành viên đông để truyền tải thông tin, nắm bắt dư luận, kịp thời định hướng, giáo dục cho thanh niên. Phát huy ưu thế của các phương tiện truyền thông hiện đại, đa phương tiện, sử dụng có hiệu quả các hình thức, công cụ giáo dục mới như Internet, mạng xã hội. Theo hướng tích cực, nhiều bạn trẻ đã lập ra những facebook nhóm, những câu lạc bộ trên mạng xã hội để cùng nhau quyên góp, ủng hộ những hoàn cảnh thiếu may mắn; chung tay hành động vì môi trường; hay chia sẻ những câu chuyện bổ ích, kinh nghiệm sống... để bồi đắp thêm những giá trị tinh thần tốt đẹp, giúp nhau cùng hướng thiện và vươn lên. Đây chính là điểm thuận lợi trong công tác đoàn kết, tập hợp cũng như định hướng, giáo dục tư tưởng cho thanh niên. Có thể thấy, mạng xã hội chính là phương tiện hữu ích để tiếp cận với thanh niên trong thời đại mới. Các cán bộ đoàn, hội chủ động tiếp cận với mạng xã hội có số lượng thành viên đông đảo để truyền tải thông tin và định hướng giáo dục cho thanh niên, thu hút thanh niên tham gia vào các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng.

Hiện nay, đang xuất hiện những câu lạc bộ, đội nhóm tự phát tập hợp nhau trên mạng, theo hội đồng hương, theo sở thích, theo nhu cầu và tổ chức các hoạt động; có những hoạt động được tài trợ của các Doanh nghiệp, các tổ chức Phi Chính phủ. Cán bộ đoàn, hội cần chủ động, tích cựctiếp cận, nắm các thủ lĩnh để đưa họ vào “không gian” hoạt động của Đoàn, Hội.

Cán bộ đoàn triển khai có hiệu quả công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niêntheo chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2020: (1) Xây dựng mô hình điểm, nhân rộng cách làm hay trong thực hiện chủ trương mỗi đoàn viên giúp đỡ ít nhất một thanh niên tham gia Đoàn, Hội (chủ trương 1+1). Tổ chức các hoạt động tập hợp, hỗ trợ và chăm lo thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo, thanh niên các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp ngoài nhà nước và thanh niên Việt Nam ở nước ngoài.(2) Tập trung theo dõi, hướng dẫn cơ sở nắm bắt số lượng đoàn viên, hội viên, thanh niên tại địa phương, đơn vị; thống kê chính xác tỷ lệ đoàn kết tập hợp thanh niên. Định kỳ rà soát, hướng dẫn, đề xuất giải pháp nâng cao tỷ lệ đoàn kết tập hợp thanh niên tại các địa bàn, đối tượng tỷ lệ đạt thấp. (3) Củng cố tổ chức, chấn chỉnh hoạt động Hội cấp huyện, cấp cơ sở. Tổ chức các hoạt động phù hợp với từng đối tượng thanh niên, xuất phát từ các nhu cầu cơ bản của thanh niên. Tập trung phát triển các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm theo ngành nghề, sở thích tại các địa bàn chưa có cơ sở đoàn, hội phù hợp với tình hình thực tế địa bàn, khu vực và bản sắc tín ngưỡng, điều kiện, hoàn cảnh của thanh niên. Kết nối hoạt động với các tổ chức thanh niên trong nước có tôn chỉ mục đích phù hợp với mục tiêu của Hội. (4) Tiếp tục xây dựng, củng cố lực lượng cốt cán trong thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo.

3.Cán bộ đoàn cần xây dựng phương pháp làm việc dân chủ, khoa học, sáng tạo, gương mẫu, tận tụy, gần gũi, gắn bó mật thiết với thanh niên

Cán bộ đoàn phải có phong cách làm việc dân chủ, gần gũi, gắn bó mật thiết với thanh niên.Theo Hồ Chí Minh,“Dân chủ, sáng kiến, hăng hái”[1]ba điều này có mối quan hệ gắn bó nhau. Dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng hăng hái, và người khác cũng học theo. Vì vậy, học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo gần dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, cán bộ đoàn không nên tựkiêu, tự đại, mà phải lắng nghe, phải hỏi ý kiến của thanh niên. Phong cách lãnh đạo gần thanh niên, gắn bó mật thiết với thanh niên của cán bộ đoàn làm cho thanh niênmạnh dạn chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, tích cực đề ra ý kiến đóng góp. Cán bộ đoàn, để lãnh đạo được đoàn viên xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh phải gần thanh niên, được lòng thanh niên, lắng nghe ý kiến đóng góp của thanh niên, không được xa thanh niên có như vậy mới lãnh đạo được thanh niên.Để thực hiện tốt, cán bộ đoàn phải tăng cường nắm bắt tình hình thực tiễn cơ sở; thực hiện hiệu quả chủ trương “1 + 2”(cán bộ đoàn cấp trung ương và cấp tỉnh 1 năm tối thiểu có 2 tháng công tác tại cơ sở).

Cán bộ đoàn cần xây dựng phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo, gương mẫu, tận tụy - Nói đi đôi với làm. Đời sống kinh tế - xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng, theo đó nhu cầu, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của thanh niên cũng không ngừng thay đổi. Đặc biệt, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội như hiện nay, đã chi phối, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cấu trúc văn hóa truyền thống của dân tộc, làm cho một bộ phận thanh thiếu nhi có lối sống thực dụng, sống ảo, cuồng thần tượng… Để góp phần cùng với Đảng và hệ thống chính trị làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam vừa hồng, vừa chuyên; sống có lý tưởng, giàu lòng yêu nước, yêu truyền thống văn hóa dân tộc… đòi hỏi người cán bộ đoàn phải không ngừng sáng tạo, đổi mới cách nghĩ, cách làm phong trào; kiên trì với những định hướng lớn, nhưng linh hoạt trong phương thức triển khai với tinh thần “dĩ bất biến - ứng vạn biến”[2]. Khi triển khai các hoạt động cần nắm chắc tình hình cụ thể, tăng cường tham vấn, xin ý kiến của các cấp, các ngành, đặc biệt là ý kiến của đoàn viên, thanh niên; việc xây dựng và tổ chức hoạt động phải gắn với tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của thanh niên. Người cán bộ đoàn cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động; gần gũi, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh thiếu nhi để kịp thời uốn nắn lệch lạc, phát huy điểm mạnh của họ.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất của người cán bộ đoàn đó là tính nêu gương, nói đi đôi với làm, ngoài việc vận động, thuyết phục đoàn viên, thanh niên làm theo, người cán bộ đoàn phải là người tiên phong đi đầu, dấn thân, bám sát công việc, tránh nói mà không làm, hoặc “nói hay mà làm dở, chỉ xoay xở để làm lãnh đạo” sẽ mất uy tín và không thể dẫn dắt, định hướng cho đoàn viên, thanh niên làm theo. Tiếp tục kiên trì phong cách cán bộ đoàn “Sáng tạo, trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu, sâu sát cơ sở” theo tinh thần chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 và xây dựng phong cách làm việc “Phát huy dân chủ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của thanh thiếu nhi” theo tinh thần chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành.

Tăng cường công tác giáo dục ý thức trách nhiệm, tính nêu gương, gương mẫu của cán bộ đoàn, hội, đội, nhất là cán bộ chủ chốt từ Trung ương đến cơ sở, thông qua việc chỉ đạo thực hiện nghiêm Kết luận số 06 KL/TWĐTN-BKT, ngày 10/01/2019 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoá XI về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01 - CT/TWĐTN - BKT của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa X về “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ đoàn”quy định 8 điều “nên làm” và 8 điều “không nên làm” đối với cán bộ đoàn theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cán bộ đoàn phải có phương pháp dân vận khéo.Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi trọng công tác dân vận. Trong tác phẩm “Dân vận”, Người viết “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”[3]. Cán bộ đoàn là cán bộ hoạt động chính trị- xã hội được Đảng giao nhiệm vụ công tác vận động thanh, thiếu nhi, trực tiếp thực hiện công tác vận động tuyên tuyền giáo dục thanh thiếu niên theo đường lối giáo dục chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.Học tập và làm theo phong cách dân vận Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ đoàn cần phải: “…óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”[4]Cán bộ đoàn trong xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh; mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên cần phải cùng nhau bàn tính kỹ càng, phân chia công việc rõ rệt, giải thích cho thanh niên hiểu, cổ động thanh niên, giúp thanh niên lên kế hoạch tổ chức, sắp xếp việc làm, theo dõi, giúp đỡ thanh niên giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Hiện nay, toàn Đoàn đang triển khai cuộc vận động xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 với 03 tiêu chí nền tảng “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn” và 12 tiêu chí cụ thể: (1) Có lý tưởng cách mạng, (2) Bản lĩnh vững vàng, (3) Giàu lòng yêu nước, (4) Đạo đức trong sáng, (5) Lối sống văn hóa, (6) Tuân thủ pháp luật, (7) Tiên phong hành động, (8) Sáng tạo không ngừng, (9) Học tập liên tục, (10) Có sức khỏe tốt, (11) Kỹ năng phù hợp, (12) Khát vọng vươn lên.Để cuộc vận động thành công, đội ngũ cán bộ đoàn các cấp cần phải nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện và kiên trì thực hiện nhiều giải pháp, trong đó việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên có vai trò rất quan trọng; việc học tập và vận dụng tốt chuyên đề trong thực tiễn sẽ góp phần thiết thực xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng với yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao trong chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Nguồn: doanthanhnien.vn

 

THEO DÒNG LỊCH SỬ -  NGÀY NÀY NĂM ẤY

 

- Ngày 01/5/1886: Ngày Quốc tế Lao động.

- Ngày 07/5/1954: Kỷ niệm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Ngày 09/5/1945: Kỷ niệm Ngày Chiến thắng chủ nghĩa Phát-xít.

- Ngày 15/5/1941: Kỷ niệm Ngày Thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Ngày 19/5/1890: Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Ngày 19/5/1941: Kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh.

- Ngày 31/5: Ngày Thế giới không thuốc lá.

 

07/5/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ

 

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng rừng núi phía Bắc. Đây là một căn cứ quân sự rất thuận lợi. Thực dân Pháp đã lấy căn cứ này chiến lược cơ động.

Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953 - 1954, lực lượng địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bao gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Số quân lính địch là 16.200 tên, chúng bố trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lương ở ngay giữa Mườn Thanh. Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm kiên cố vào bậc nhất là Him Lam va Độc Lập, sau đó làm tan rã thêm 1 tiểu đoàn địch và tiêu diệt tiểu đoàn Bản Kéo, ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, 26 máy bay bị phá huỷ, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh.

17h30’ ngày 30/4/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc chiến trên đồi A1 diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co từng tất đất. Đến ngày 4/4 mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1.

Đánh vào khu Đông ta diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các cao điểm. Quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ chi viện cho thực dân Pháp gần 100 máy bay oanh tạc chiến đấu và gần 50 máy bay vận tải đồng thời tổ chức diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương”.

Đêm 01/5/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đêm 03/5/1954, bộ đội ta chỉ cách sở chỉ huy của địch 300m.

17h30’ ngày 07/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị 5 bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. “Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (Lê Duẩn).

Nguồn: lichsuvietnam.vn

LỊCH SỬ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

 

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.

Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc.

 Khẩu hiệu của Đội

"Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"

Lời hứa của đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

1) Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy:

Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.

Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

2) Tuân theo Điều lệ Đội

3) Giữ gìn danh dự Đội

Nhiệm vụ: của đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

1) Thực hiện Điều lệ, Nghi thức Đội và chương trình đội viên, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

2) Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, giúp đỡ nhi đồng và thiếu niên trở thành đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Bác Hồ, vị lãnh tụ của Đảng và Trung ương Đảng luôn luôn quan tâm đến việc tập hợp tuổi trẻ vào tổ chức để làm cách mạng cứu nước. Từ 20 đến 26/3/1931 tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai, Đảng có những quyết định về công tác thanh niên, và Đoàn được giao phụ trách Thiếu nhi.

Ngay từ sau ngày Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, vào những năm 1930 ở các địa phương đã có các đội thiếu niên ra đời để hoạt động theo các tổ chức cách mạng của Đảng, chống thực dân Pháp mang tên Đội thiếu niên nhi đồng Tử Quân. Đội thiếu nhi Canh Đế, Đội Thiếu nhi Xích Vệ ở Từ Trưng, Thượng Trưng (Vĩnh Tường) hoặc các nơi khác có Hồng Nhi Đội... Các đội thiếu nhi đã tập hợp được những em gan dạ, tháo vát để làm nhiệm vụ giao thông, liên lạc, canh gác bảo vệ các cuộc họp của Đảng.

Năm 1941, Bác Hồ từ nước ngoài trở về sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương đảng vào tháng 5/1941 đã mở ra giai đoạn mới của Cách mạng Việt Nam. Mặt trận Việt Minh ra đời để đoàn kết nhân dân đánh Tây đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Đội nhi đồng cứu quốc đầu tiên ra đời vào 15/5/1941 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã được Mặt trận Việt Minh coi là một thành viên và Đội hoạt động theo Điều lệ của Mặt trận Việt Minh với nội dung: "... Dự bị giúp đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".

Ngày 15/5/1941 mãi mãi sáng chói trong trang lịch sử Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Ngày ấy ở gần hang Pắc pó xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ có năm thiếu niên là Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nạ, Lý Thị Xậu. Được anh Đức Thanh và các anh cán bộ cách mạng giác ngộ, thử thách, tập hợp để lập thành Đội Nhi đồng cứu quốc theo quyết định của Đảng. Đội có mục đích là "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà" với nhiệm vụ: làm giao thông liên lạc, đưa đón, bảo vệ cán bộ, canh gác các cuộc họp của Đảng...". Để đảm bảo bí mật, tổ chức cũng đã đặt bí danh cho các đội viên. Dền mang bí danh Kim Đồng, Thàn là Cao Sơn, Tịnh là Thanh Minh, Xậu là Thanh Thủy, Nì là Thủy Tiên và cuộc họp đã bầu Kim Đồng làm đội trưởng. Cuối buổi lễ, cả 5 đội viên được kết nạp đã làm lễ tuyên thệ trung thành với Đảng, tuyệt đối giữ bí mật, dù có phải hy sinh đến tính mạng cũng không phản bội lại nhân dân và cách mạng. Thế là Đội Nhi đồng cứu quốc chính thức được thành lập (sau này gọi là Đội Thiếu niên cứu quốc).

Từ sau tháng 5/1941 các Đội thiếu nhi cứu quốc ở mọi nơi được thành lập để tham gia cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945.

Lúc này các tổ chức thiếu nhi cả nước được gọi chung là Hội Thiếu nhi cứu quốc, mỗi đơn vị gọi là một Đội. Ở khắp nơi các đội thiếu nhi đều tích cực tham gia các hoạt động cách mạng cùng với cha anh và tham gia các hoạt động xã hội như: dạy bình dân học vụ, cổ động, tham gia sản xuất, tiết kiệm hoặc bảo vệ mọi trật tự trị an, giúp đỡ bộ đội, tự vệ. Ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lich sử, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9/1945, Bác Hồ viết thư cho thiếu nhi cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thư, Bác căn dặn "...Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".

Nhưng hòa bình chưa được bao lâu, giặc Pháp lại xâm lược nước ta một lần nữa. Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp.

Các Đội thiếu nhi cứu quốc đã làm theo lời Bác tham gia kháng chiến. Nhiều đội thiếu niên đã lập công xuất sắc làm sáng ngời trang sử vàng của Đội thiếu nhi Hoàng Văn Thụ. Đội thiếu nhi Bát Sắt (Hà Nội), Đội tình báo thiếu niên Thành Huế, Đội thiếu niên du kích Đình Bảng (Hà Sắc0, Đội thiếu niên du kích Kiến an, Đội thiếu nhi Đồng Tháp Mười, Đội Thiếu nhi Phản Đế và các đội thiếu nhi ở Sàigòn... và nhiều anh hùng liệt sĩ thiếu niên như Lê văn Tám (Sàigòn), Dương Văn Nội (Hà Nội), Vừ A Dính (Lai Châu), Phạm Ngọc Đa (Kiến An), Nguyễn Văn Thu (Quảng Ninh) xuất hiện trở thành gương sáng cho các thế hệ mai sau.

Vào tháng 2/1948 Bác Hồ đã gửi thư căn dặn thiếu nhi cả nước ta làm công tác Trần Quốc Toản. Từ đó, một phong trào lớn của Đội ra đời để giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, neo đơn. Đến nay công tác Trần Quốc Toản đã trở thành phng trào truyền thống của Đội ngày càng phát triển và có ý nghĩa xã hội rộng lớn.

Trong những năm kháng chiến cho đến ngày hòa bình lập lại, tổ chức Đội ở các địa phương ngày càng phát triển, phong trào của Đội mở rộng dành được những kết quả mới. Ở các tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc, quân khu Ba đã mở các Đại hội "thiếu nhi gương mẫu".

Tháng 3/1951, Đội thiếu nhi cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.

Năm 1954, hòa bình lập lại, nhưng nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt nước ta và phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Từ đó, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vừa đấu tranh thống nhất Tổ quốc, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Miền Bắc hòa bình, trẻ em được cắp sách đến trường. Tổ chức Đội phát triển mạnh đến các thôn xóm, bản làng và các trường học. Các phong trào của Đội cũng phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".

Sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 2, ngày 4/11/1956 Đội được đổi tên là Đội Thiếu niên tiền phong. Đến năm 1961, các em ở lứa tuổi nhi đồng được tổ chức vào Đội nhi đồng tháng Tám.

Năm 1958 HTX Măng Non Thạch Khối (Hải Hưng) được thành lập, mở đầu cho phong trào xây dựng hợp tác xã Măng non ở miền Bắc. Hợp tác xã Măng non Phú Mẫn (Hà Bắc) đã trở thành điển hình của phong trào, được Bác Hồ gửi thư khen vào năm 169.

Ngày 02/12/1958, Bác Tôn Đức Thắng - Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 2- đã viết thư hoan nghênh sáng kiến của thiếu nhi Hải Phòng và Sơn Tây, đề nghị Quốc hội và chính phủ cho phép thiếu nhi mở phong trào làm kế hoạch nhỏ, xây dựng Nhà máy nhựa Thiếu niên tiền phong ở Hải Phòng. Ngày 30/5/1959, Nhà máy nhựa mang tên đội khánh thành, Ban giám đốc đã trao cho đoàn đại biểu thiếu nhi miền Bắc 18.000 đồ chơi - sản phẩm của nhà máy để trao tặng cho các bạn thiếu nhi miền Nam.

Ngày 15/5/1961, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội, Bác Hồ đã căn dặn các cháu thiếu niên nhi đồng 5 điều, từ đó đến nay 5 điều Bác Hồ dạy đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.

- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

- Học tập tốt, lao động tốt

- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

- Giữ gìn vệ sinh thật tốt

- Khiêm tốn, thật thà dũng cảm

Năm 1961, phong trào "Nghìn việc tốt" của Đội xuất hiện ở Tam Sơn, Hà Bắc và phát triển khắp các địa phương trở thành một phong tràolớn của Đội cho đến nay, với nội dung: "Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ".

Ngày 20/12/1961 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong ở miền Nam được thành lập và phong trào "Việc nhỏ chí lớn chống Mỹ cứu nước" của thiếu nhi miền Nam phát triển theo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thiếu nhi cả hai miền đã lập nên những chiến công xuất sắc.

Ngày 15/5/1966, nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội, Bác Tôn Đức Thắng thay mặt Đảng và Nhà nước đã trao cho đội lá cờ thêu nhiệm vụ của Đội trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

"Vâng lời Bác dạy,

Làm nghìn việc tốt

Chống Mỹ cứu nước

Thiếu niên sẵn sàng".

Ngày 30/4/1970, sau ngày Bác Hồ đi xa, thể theo nguyện vọng của thanh niên, đoàn viên, đội viên, thiếu nhi cả nước, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết trao cho Đoàn và Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu và từ đó đến nay Đội được mang tên: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh.

 Ngày 30/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Tháng 6/1976, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 23 họp tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong cả nước và đề nghị Ban chấp hành Trung ương đảng trao cho Đội khẩu hiệu: "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!".

Nguồn: Sưu tầm

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn số tháng 5 năm 2020, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn trên địa bàn huyện Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh:

I. KHÁI QUÁT THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 1. Thân thế và thuở thiếu thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi ra đi tìm đường cứu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.

Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi thân mẫu qua đời, Người theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên là Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế, thời gian đầu học trường Pháp - Việt, sau học trường Quốc học Huế. Tháng 6/1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8/1910 vào Phan Thiết, Bình Thuận làm giáo viên trường Dục Thanh. Tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn.

2. Quá trình hoạt động cách mạng

2.1. Giai đoạn1911 - 1920

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, Người đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước. Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp).

Từ năm 1912 -1917, Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi, châu Mỹ. Giữa năm 1913, Người đến nước Anh, tham gia nhiều hoạt động, cuối năm 1917 Người mới trở lại nước Pháp.

Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp, tháng 6/1919 thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi bản yêu sách gồm 08 điểm (ký tên Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị các nước đế quốc họp ở Véc-xây (Pháp), đòi chính phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp. Tại đây Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

2.2. Giai đoạn 1921 - 1930

Từ năm 1921 đến tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc tham gia nhiều hoạt động: thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong Câu lạc bộ Phôbua, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ...

Ngày 13/6/1923, Người rời nước Pháp đi Đức và đến thành phố Xanhpêtécbua (Liên Xô) ngày 30/6/1923.

Từ tháng 7/1923 đến tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân; tham dự Đại hội II Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp; học tập tại trường Đại học phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là cán bộ Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ, ra Báo Thanh niên (1925), tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in thành tác phẩm Đường Cách mệnh, được xuất bản vào năm 1927.

Hè năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Trung Quốc đi Liên Xô, sau đó đi Đức (tháng 11/1927) rồi bí mật sang Pháp, đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại hội đồng liên đoàn chống đế quốc (tháng 12/1927), rồi quay lại Đức, đi Thụy Sỹ, sang Italia. Tháng 7/1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm (Thái Lan), rồi trở lại Trung Quốc vào cuối năm 1929.

 Từ ngày 06/1 đến ngày 07/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.3. Giai đoạn 1930 - 1945

Từ năm 1930 đến năm 1941, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước. Tháng 6/1931, Người bị nhà cầm quyền Anh bắt giam ở Hồng Kông. Cuối năm 1932, Người được trả tự do, sau đó đến Liên Xô học tại trường Quốc tế Lênin.

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô đến Diên An (Trung Quốc) làm việc tại Bộ chỉ huy Bát lộ quân, sau đó bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

Ngày 28/1/1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước  (tại cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng).

Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Khuổi Nặm (Pắc Bó, Cao Bằng). Hội nghị đã xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh, sáng lập Báo Việt Nam Độc lập, tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc bắt liên lạc với Đồng minh, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong thời gian bị giam giữ, Người viết cuốn Nhật ký trong tù. Tháng 9/1943, Người được thả tự do.

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

2.4. Giai đoạn 1945 - 1954

Những năm 1945 - 1946, Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đối phó với thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”; tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 02/03/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 03/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ tháng 11/1946 - đến tháng 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2.5. Giai đoạn 1954 - 1969

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, sau 2 năm sẽ tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào cuộc chiến đấu chống xâm lược mới. Trước bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tháng 10 /1956, tại Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng lần thứ X (khóa II),   Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử giữ chức Chủ tịch Đảng.

Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), Người được bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng và không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời là tổn thất vô cùng lớn lao. Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết. Sự ra đi của Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam và tình đoàn kết thân ái với nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo.

Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

II. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, LÃNH TỤ THIÊN TÀI CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN, NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT CỦA VIỆT NAM, NGƯỜI CHIẾN SĨ LỖI LẠC CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước. Nhiều cuộc khởi nghĩa, đấu tranh anh dũng, bất khuất giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc đều lần lượt thất bại, phong trào cứu nước của nhân dân ta đứng trước khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do cho dân, cho nước, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp rõ rệt. Người đã đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu thế giới quan, phương pháp luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin; bằng thiên tài trí tuệ, nhận thức đúng xu thế phát triển tất yếu của loài người và tính chất mới của thời đại mở ra từ Cách mạng tháng Mười Nga, Người đã tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập vào năm 1930, cùng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, con đường cứu nước đúng đắn của Việt Nam đã cơ bản được xác định. Điều này không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu của cách mạng Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.

Ngay sau khi giành độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ của ta đứng trước tình thế vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng đã sáng suốt đề ra đường lối đúng đắn, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh, bảo vệ Đảng và giữ vững chính quyền cách mạng. Trên cơ sở đường lối kháng chiến “toàn dân”, “toàn diện”, “trường kỳ”, “dựa vào sức mình là chính” phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch xâm lược của kẻ thù, đặc biệt là thắng lợi trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm 1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập, tự do”; thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người; trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối, hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đi theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra; trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng phát triển, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch của đất nước sau gần 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế là minh chứng sinh động khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng; khẳng định sự đúng đắn về đường lối cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra; và chính trong quá trình vận động của cách mạng, tư tưởng, đường lối đó ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện, trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, hết lòng, hết sức cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng nền Cộng hoà Dân chủ Việt Nam, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tổ chức và huấn luyện các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Người đặt nền tảng quan hệ với các dân tộc trên thế giới. Người đã cùng Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi ngày càng to lớn hơn. Nước ta từ một xứ thuộc địa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từng bước hoàn thiện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đúng như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

 Đất nước phát triển, nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, đã chứng tỏ, tư tưởng, sự nghiệp, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta vững bước đi tới tương lai. Là Lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta nhưng Chủ tịch Hồ Chí không bao giờ coi mình đứng cao hơn nhân dân, không để ai sùng bái cá nhân mình, chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung thành và tận tụy của nhân dân, “như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người sự vĩ đại và cao cả được thể hiện thông qua những điều hết sức đời thường và giản dị. Đó không chỉ là biểu hiện của đạo đức, lối sống mà còn là phong cách quần chúng, trọng dân và vì dân. Sự giản dị của Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng mang tầm giá trị văn hóa, nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân, khiến ai cũng có thể học tập và noi theo.

Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước, yêu nhân dân tha thiết, đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Người để lại cho chúng ta một tấm lòng nhân hậu, một tình cảm chan chứa yêu thương, vì nước, vì dân, vì Đảng; một trí tuệ anh minh, mẫn tiệp; một tầm nhìn xa rộng, sâu sắc; một mẫu mực tuyệt vời về cách sống, cách nghĩ, cách viết, cách nói, cách làm việc.

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam

 Sự nghiệp văn hóa lớn nhất, quan trọng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã tìm con đường cứu nước đúng đắn và lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân. Sự nghiệp giải phóng dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đem lại địa vị xứng đáng cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Không chỉ vậy, sự nghiệp này còn có ý nghĩa to lớn đối với nền văn hóa thế giới, đã chỉ ra cho nhân dân các nước thuộc địa con đường đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ, giành độc lập, tự do cho đất nước mình, từ đó góp phần vào việc xóa bỏ chế độ thuộc địa trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ góp phần tạo ra một chế độ mới, một thời đại mới mà còn tạo ra một nền văn hóa mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.

Những năm tháng hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chọn lọc truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó đặc biệt là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển thành những giá trị văn hóa mới - văn hóa Hồ Chí Minh. Tư tưởng về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm đậm trong đời sống xã hội. Người luôn nhận rõ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của văn hóa. Người chỉ rõ: “Văn hóa soi đường quốc dân đi”. Cái cốt lõi trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đề cao lý tưởng cứu nước, cứu dân, “Tổ quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Với những cống hiến xuất sắc cho dân tộc Việt Nam và cho nhân loại tiến bộ trên thế giới, năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết 24C/1865 nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Đây là vinh dự tự hào vô cùng lớn lao của Đảng và Nhân dân ta.

4. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Ngay từ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, ánh sáng chân lý của thời đại, tấm lòng của Người luôn hướng về nhân dân các dân tộc bị áp bức, chiến đấu không mệt mỏi vì hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc. Người đã hết lòng, hết sức xây dựng sự đoàn kết nhất trí giữa các Đảng Cộng sản anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương, các nước láng giềng. Người đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin: Giành độc lập để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người đã tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người. Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là từ xác định đúng đắn con đường cứu nước cho dân tộc đến việc xác định được một con đường, một hướng đi và một phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệu người bị áp bức trong thuộc địa lạc hậu.

Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn vấn đề “làm thế nào để giải quyết các dân tộc thuộc địa”. Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, Người đã làm sống lại những giá trị tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp cứu nước của Người đã xóa bỏ tất cả những tủi nhục nô lệ đè nặng trên vai dân tộc ta. Trong gần một thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử, dưới sự tổ chức và rèn luyện của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta xóa bỏ được mọi hình thức áp bức, bóc lột và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới đấu tranh vì mục tiêu cao cả: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ của con người. Chính vì vậy mà không chỉ nhân dân Việt Nam kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhân dân, bạn bè thế giới cũng rất yêu quý Người, dành cho Người những tình cảm trân trọng và tốt đẹp nhất. Bạn bè năm châu khâm phục và coi Hồ Chí Minh là “Lãnh tụ của thế giới thứ ba”, “...cuộc chiến đấu của Người sẽ là kim chỉ nam cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh, cho thanh niên và cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới” (Bumêđiên, nguyên Chủ tịch Hội đồng Cách mạng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa dân chủ và nhân dân Angiêri); “Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ đối với tất cả chiến sỹ đấu tranh cho tự do” (trích điện văn của Chủ tịch Ban lãnh đạo phong trào nhân dân giải phóng Ăng gô la  Agôxtinhônêtô); “Tên tuổi của Đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của nhân loại” (trích điện văn của Ủy ban toàn quốc Đảng Cộng sản Mỹ).

  III. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh       

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân; về chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân,...

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá, mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam.

1.2. Đạo đức Hồ Chí Minh

- Tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh vô cùng trong sáng và cao thượng, kết tinh của tinh hoa văn hóa Việt Nam.

- Những nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh.

Một là, trung với nước, hiếu với dân: Trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm cho đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Hiếu với dân phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc; phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của người làm chủ đất nước.

Hai là, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình: Yêu thương con người là phải quan tâm đến những người lao động bình thường, chiếm số đông trong xã hội. Yêu thương con người là phải làm mọi việc để vì con người, vì mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người; yêu thương con người là phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc, với người thì độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm; yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, sống cao đẹp hơn; yêu thương con người phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm.

Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của con người, mang một lẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm.

+ Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức...

+ Liêm là luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân; không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham tâng bốc mình...

+ Chính là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết.

+ Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.

+ Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

Bốn là, có tinh thần quốc tế trong sáng: Đoàn kết quốc tế trong sáng trước hết là đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung: Đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột; đó là tình đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung “bốn phương vô sản đều là anh em”. Sau đó, đoàn kết quốc tế trong sáng còn là đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở ba điểm sau: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

1.3. Phong cách Hồ Chí Minh

- Từ Đại hội V (1981) trở về trước, Đảng ta thường dùng khái niệm “tác phong” để nói về “tác phong Hồ Chủ tịch”. Từ Đại hội VI (1986), hai chữ “tác phong” được thay bằng khái niệm “phong cách” trong cụm từ “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” để có thể nói về những đặc trưng đa dạng, phong phú khác trong hoạt động của Người.

Phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh, với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực. Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ:

- Những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh

+ Phong cách tư duy: Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại; phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đó là phong cách tư duy không giáo điều, rập khuôn, không vay mượn dập khuôn của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn; phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình.

+ Phong cách làm việc: Khoa học, có kế hoạch, đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, bảo thủ.

+ Phong cách lãnh đạo: Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; luôn nêu gương.

+ Phong cách diễn đạt: Cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực. Diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động, có lượng thông tin cao, sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh cụ thể, luôn luôn linh hoạt, nhất quán mà đa dạng.

+ Phong cách ứng xử: Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người chung quanh, chân tình, nồng hậu, tự nhiên, linh hoạt, chủ động, vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách.

+ Phong cách sinh hoạt: Phong cách sống cần kiệm, liêm chính, tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên.

2. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

2.1. Tuyệt đối trung thành với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển bùng nổ của Internet, các mạng xã hội toàn cầu và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường; các thế lực thù địch, phản động có những chiêu thức, thủ đoạn mới chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2.2. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hơn 3 thập niên qua. Thông qua xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng ta trưởng thành hơn trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, ngày càng nâng cao vai trò, vị thế cầm quyền và năng lực lãnh đạo, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng và quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII về xây dựng Đảng đã khẳng định, phải tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng với tinh thần tích cực và kiên quyết, mạnh mẽ, nhằm tạo ra một bước chuyển biến rõ rệt hơn nữa trên các mặt, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, củng cố sự kiên định về mục tiêu, lý tưởng cách mạng; tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động; củng cố tổ chức chặt chẽ; tăng cường mối liên hệ mật thiết với nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, coi đây là vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta.

Phương hướng chung của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay là phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng.

2.3. Tiếp tục phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.

   Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước nhanh, bền vững, cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cần phải quan tâm, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tăng cường giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; bồi dưỡng sức dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút trọng dụng nhân tài; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học – công nghệ; xây dựng và phát huy giá trị, sức mạnh con người Việt Nam; quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; tăng cường quốc phòng, an ninh bảo đảm vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

  2.4. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII); đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước góp phần tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, coi đó là công việc quan trọng cần triển khai thường xuyên; không ngừng nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tác dụng của phong trào thi đua yêu nước; vận dụng sáng tạo và thực hiện có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; kịp thời lựa chọn, phát hiện, bồi dưỡng các mô hình điểm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, thiết thực trong các phong trào thi đua ở địa bàn cơ sở; các gương người tốt, việc, tốt, nhân tố mới trong các phong trào thi đua yêu nước để tuyên truyền động viên, cổ vũ và nhân rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng... Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.                                                                                                                                            Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bản quyền 2012 thuộc về Huyện đoàn Nông Sơn - Chịu trách nhiệm nội dung: BTV Huyện đoàn
Địa chỉ: Trung Hạ - Quế Trung - Nông Sơn - Quảng Nam | Tel: 02353.656970 | Email: huyendoannongson@gmail.com
Design by Mr.Lưu | 0905.914411 | 
Thiet ke Website Quang Nam
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây