Huyện đoàn Nông sơn - tỉnh Quảng Nam

http://huyendoannongson.vn


TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN - CHI HỘI Tháng 6/2022

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN - CHI HỘI Tháng 6/2022
 
I. TIN TỨC, SỰ KIỆN
THÔNG TIN VỀ KỲ HỌP THỨ 3, QUỐC HỘI KHÓA XV

Sáng 23/5, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 3.
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV diễn ra theo hình thức họp tập trung cả kỳ, sau 2 năm do tác động của đại dịch COVID-19 nhiều kỳ họp của Quốc hội đã phải tổ chức theo hình thức trực tuyến, trực tuyến kết hợp trực tiếp. Dự kiến Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV diễn ra trong 19 ngày làm việc từ ngày 23/5 đến ngày 16/6/2022.
Tham dự phiên khai mạc có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính;  nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Phạm Thế Duyệt; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm. Cùng dự phiên khai mạc có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và lãnh đạo các địa phương; các Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, các vị đại biểu Quốc hội thuộc 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; các đại biểu, Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV diễn ra sau thành công tốt đẹp của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII với nhiều quyết sách quan trọng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, thời kỳ phát triển mới của đất nước. Chủ tịch Quốc hội cho biết, cách đây đúng một năm (23/5/2021), cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thực sự là ngày hội lớn của toàn dân và thành công ngoài sự mong đợi, thể hiện ý thức trách nhiệm chính trị rất cao và niềm tin tưởng sâu sắc của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong gần một năm qua, Quốc hội khóa XV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, quyết tâm đổi mới, phát huy dân chủ, tăng tính pháp quyền, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan, gần dân và sát thực tiễn hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quốc hội đã tiến hành có chất lượng 02 kỳ họp thường lệ và Kỳ họp bất thường với những đổi mới cả tư duy và phương thức hoạt động; xem xét, thông qua 03 luật, 45 nghị quyết, chất lượng được nâng cao, có nhiều quy định chưa có tiền lệ nhằm tiếp tục chia sẻ khó khăn với người dân, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, ổn định sản xuất, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, trước mắt và cho cả mục tiêu phát triển nhanh và bền vững lâu dài. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong gần một năm qua, các vị đại biểu Quốc hội đã bám sát chương trình hành động, giữ đúng lời hứa của mình trước cử tri và Nhân dân; gần gũi, lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, bám sát thực tiễn để chuyển tải vào chương trình nghị sự của Quốc hội; không ngừng nâng cao trình độ và năng lực hoạt động về mọi mặt.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, thực hiện các Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID19 và các giải pháp tiền tệ, tài chính, hỗ trợ, phục hồi kinh tế-xã hội, cho đến nay, sau khi cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã có chuyển biến rất tích cực. Kinh tế Việt Nam đang phục hồi và phát triển rõ nét; nhiều ngành, lĩnh vực đang vươn lên mạnh mẽ và lấy lại đà tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn được bảo đảm. Hoạt động giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, y tế, thể thao… cơ bản đã trở lại bình thường; an sinh xã hội tiếp tục được chú trọng, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Hoạt động đối ngoại không ngừng được mở rộng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, thành công vang dội của Đại hội thể thao Đông Nam Á SEA Games 31, ngày hội của tinh thần đoàn kết Đông Nam Á, đặc biệt là thành tích đặc biệt xuất sắc bảo vệ thành công ngôi vô địch của cả bóng đá nam và bóng đã nữ Việt Nam.  
Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020. Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 trên cơ sở xem xét báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước. Về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 05 dự án luật, 03 dự thảo nghị quyết, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Cảnh sát cơ động; Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa. Để đảm bảo cao nhất chất lượng của các dự án luật và dự thảo Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng các báo cáo, tờ trình của Chính phủ, các báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội, tiếp tục phát huy dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến, tập trung vào những nội dung lớn, quan trọng và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để xem xét, thông qua với sự thống nhất, đồng thuận cao. Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến lần đầu 06 dự án luật, gồm: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Dầu khí (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội thảo luận tập trung vào những nguyên tắc, mục tiêu, quan điểm lớn, chính sách quan trọng của các dự án luật; phân tích, đánh giá thấu đáo các tác động của chính sách, làm cơ sở để tiếp tục hoàn chỉnh các dự án, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sau. Về hoạt động giám sát tối cao, Quốc hội sẽ nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, xem xét báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; thông qua các Nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023. Về giám sát chuyên đề, Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với báo cáo kết quả giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.
Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, đúng và trúng vấn đề Nhân dân và cử tri quan tâm; tranh luận thẳng thắn, mang tính xây dựng, làm rõ vấn đề, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chất vấn, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong các ngành, lĩnh vực được chất vấn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân cả nước.
Về xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định Chủ trương đầu tư 05 Dự án hạ tầng giao thông quan trọng: Đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Đường bộ cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu; Đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ xem xét: việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; việc tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 đến năm 2020-2021 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo; một số báo cáo khác của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước…
Nguồn: quochoi.vn
 
Khai mạc “Ngày hội đoàn viên, thanh niên, công nhân lao động năm 2022”
Ngày 21/5, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp cùng Công đoàn các Khu kinh tế & Khu công nghiệp, Ban quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam tổ chức Khai mạc “Ngày hội đoàn viên, thanh niên, công nhân lao động năm 2022”, với sự tham gia của hơn 500 ĐVTN công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.
Anh Hoàng Văn Thanh – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh cho biết, thời gian qua, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh luôn dành sự quan tâm đúng mức cho công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân, đặc biệt là công tác chăm lo, hỗ trợ và đồng hành cùng thanh niên công nhân trên mọi lĩnh vực cuộc sống.
Đặc biệt, trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, từ đó đời sống của thanh niên công nhân cũng gặp rất nhiều khó khăn, với trách nhiệm, Tỉnh Đoàn cũng như tổ chức Đoàn các cấp đã kịp thời phối hợp với các tổ chức, đơn vị quan tâm, hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên công nhân thông qua các chương trình, hoạt động cụ thể, thiết thực.  
Theo đó, Ngày hội "Đoàn viên, Thanh niên, công nhân lao động" năm 2022 diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như: Tập huấn, trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy; Tư vấn tâm lý và hôn nhân gia đình; tổ chức các trò chơi có thưởng, trò chơi dân gian; Quay số trúng thưởng; giao lưu văn nghệ; giải bóng đá nam nữ “Thanh niên công nhân”...
Dịp này, Ban Tổ chức  trao tặng 20 suất quà (mỗi suất 500 nghìn đồng) cho các đoàn viên, thanh niên công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động.
Quảng Nam: Hoàn thành Đại hội Đoàn cấp cơ sở
Tính đến cuối tháng 5/2022, tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành tổ chức Đại hội Đoàn cấp cơ sở đảm bảo tiến độ và yêu cầu đề ra.
Đại hội Đoàn cấp cơ sở diễn ra từ đầu tháng 01/2022; đến nay, đã có 518/518 Đoàn cấp cơ sở và Liên Chi đoàn tổ chức thành công Đại hội (gồm: 241 Đoàn xã, phường, thị trấn; 266 Chi đoàn, Đoàn trực thuộc và 11 Liên Chi đoàn); trong đó, có 344 cơ sở đoàn bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội, đạt tỷ lệ 66%, 07 cơ sở đoàn thực hiện việc bầu chức danh Phó Bí thư kiêm nhiệm. Để công tác chỉ đạo Đại hội Đoàn cấp cơ sở đạt hiệu quả cao, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã bám sát các văn bản hướng dẫn của Trung ương Đoàn, chủ động xây dựng và ban hành sớm kế hoạch, hướng dẫn tổ chức Đại hội đến 100% các cơ sở đoàn trong toàn tỉnh; lựa chọn 04 đơn vị Đoàn cấp cơ sở để chỉ đạo tổ chức Đại hội điểm. Đồng thời, thành lập các Tổ công tác chỉ đạo Đại hội điểm, thường xuyên bám sát cơ sở, trực tiếp làm việc, kiểm tra nắm bắt tình hình để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, đảm bảo Đại hội được tổ chức theo đúng yêu cầu, chất lượng và hiệu quả.  
Nhìn chung, công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội được các cơ sở Đoàn thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn. Công tác tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội được các cấp bộ Đoàn thực hiện đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú kết hợp với các hình thức chuyển đổi số đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà và sự quan tâm của Nhân dân. Báo cáo chính trị trong Đại hội đã đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ qua và xác định được mục tiêu, phương hướng, giải pháp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Công tác nhân sự được cấp ủy và các cấp bộ Đoàn quan tâm chỉ đạo sớm, đảm bảo đúng quy trình, cơ cấu, công khai, chặt chẽ. Công tác bầu cử được thực hiện nghiêm túc theo quy định Điều lệ Đoàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, việc tổ chức Đại hội cấp cơ sở cũng còn một số hạn chế cần rút kinh nghiệm như: chất lượng văn kiện, nội dung tham luận một số đơn vị chưa sâu; quá trình điều hành Đại hội, tiến hành bầu cử còn lúng túng, chưa bám sát kịch bản; công tác phục vụ tại Đại hội có lúc còn chậm, chưa chủ động.. Phát huy những kết quả đạt được trong công tác chỉ đạo tổ chức Đại hội Đoàn cấp cơ sở, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục chỉ đạo thành công 04/24 Đại hội Đoàn cấp huyện, trong đó chỉ đạo 02 Đại hội điểm cấp huyện bầu Bí thư Đoàn trực tiếp tại Đại hội; 100% đơn vị đăng ký lịch tổ chức Đại hội. Dự kiến, Đại hội Đoàn cấp huyện sẽ hoàn thành trước 05/8/2022. Việc chỉ đạo tổ chức Đại hội Đoàn cấp cơ sở hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và yêu cầu đề ra chính là tiền đề quan trọng để Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đoàn cấp huyện, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn toàn tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2022 - 2027.  
II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
Nêu cao tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý
Trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, nâng cao tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò rất quan trọng đối với uy tín, năng lực của mỗi cán bộ, đối với sức mạnh của các cấp ủy, chính quyền; góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, giữ vững vị thế cầm quyền của Đảng trong toàn bộ tiến trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
Một là, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là yêu cầu, nhiệm vụ và trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân của cán bộ lãnh đạo, quản lý Lý luận và thực tiễn đã khẳng định tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là một biện pháp có ý nghĩa quan trọng để giữ vững tư cách của người cách mạng. Sinh thời, V.I.Lênin đã chỉ rõ, đảng cộng sản chỉ “thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân cách mạng, nếu nó bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó, nếu nó gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hoàn toàn có ý thức và trung thành, có học vấn và được tôi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng bền bỉ, nếu nó biết gắn liền với toàn bộ cuộc sống của giai cấp mình và thông qua giai cấp đó, gắn liền với tất cả quần chúng bị bóc lột, và biết làm cho giai cấp và quần chúng đó tin tưởng hoàn toàn vào mình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ lãnh đạo, quản lý: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở vị trí công tác nào cũng phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để giữ vững phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sẽ dễ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Vì vậy, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý để giữ gốc của người cách mạng, phải thực hành mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, trao những nhiệm vụ quan trọng, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xác định đó vừa là niềm vinh dự, vừa là trách nhiệm cao cả. Từng cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện tốt trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Đó là trách nhiệm phòng, chống suy thoái về đạo đức, lối sống của bản thân và kiểm soát cấp dưới tu dưỡng, rèn luyện, chống mọi biểu hiện lợi dụng quyền lực để gây áp lực đối với những cá nhân có thẩm quyền trong quá trình thực thi công vụ trái với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm trục lợi, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đó là việc chịu trách nhiệm về những sai phạm của cấp dưới, cơ quan, đơn vị,… Muốn làm tròn trách nhiệm đó, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Do đó, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý để giữ vững tư cách của người cách mạng, đồng thời tác động tích cực, lan tỏa rộng rãi trong cơ quan, đơn vị và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Hai là, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là một phương thức thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý Trách nhiệm nêu gương là bổn phận, nghĩa vụ phải nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực được thể hiện trong đời sống, trong công tác. Thực hiện trách nhiệm nêu gương là hoạt động bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên, là yêu cầu, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý để trách nhiệm nêu gương được hiện thực hóa trong công tác, trong đời sống, là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên noi theo, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Đây là đặc điểm quan trọng thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành. Trách nhiệm nêu gương được thể hiện ở văn bản, giấy tờ, khẩu hiệu còn việc thực hiện trách nhiệm nêu gương phải được thể hiện bằng hoạt động thực tiễn với kết quả cụ thể. Đó phải là hoạt động nêu gương thực sự về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, lề lối làm việc, tác phong công tác, chức trách, nhiệm vụ được giao và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên noi theo, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy và chính quyền các cấp. Kết quả thực hiện trách nhiệm nêu gương phụ thuộc rất lớn vào phương thức thực hiện, trong đó, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý là một phương thức hữu hiệu.
Bên cạnh việc chấp hành các quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ phải tự nguyện, tự giác tu dưỡng rèn luyện, làm gương để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Phương thức thực hiện trách nhiệm nêu gương này thể hiện ở hai nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đã quy định 8 nội dung mà cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu “xây”, trong đó có trách nhiệm “Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Mẫu mực về đạo đức, lối sống. Thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành”. Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý còn có trách nhiệm kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng so sánh “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải được chăm bón rất khó nhọc mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý được thể hiện qua việc luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, “lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng… Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng”. Bằng việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ nêu gương về giữ vững tư cách của người cách mạng, phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự lan tỏa rộng rãi tấm gương “người tốt”, “việc tốt” trong toàn xã hội. Thứ hai, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, năng lực công tác. Tự giác học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực công tác của cán bộ lãnh đạo, quản lý là một phương thức thực hiện trách nhiệm nêu gương trước cán bộ, đảng viên. Thông qua tự giác học tập nâng cao trình độ, cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt thẩm quyền, trách nhiệm trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng, của đất nước, của địa phương trong tình hình mới. Người xưa dặn “Bất học thi, vô dĩ ngôn” (không học thì lấy cái gì mà nói). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn rèn luyện đạo đức cách mạng, thì chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ, thì tức là thoái bộ, là lạc hậu”. Trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất cầm quyền, Đảng có vai trò, trách nhiệm lãnh đạo Nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là trách nhiệm nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng vừa phải có đạo đức cách mạng trong sáng, vừa phải có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý của từng ngành, từng địa phương. 
THỰC TIỄN TỰ GIÁC TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
 Trong những năm qua, đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý đã nhận thức và thực hiện tốt việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, giữ vững được phẩm chất, tư cách của người cách mạng, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững vị thế, năng lực cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn liền với nội dung thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 04NQ/TWW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến, tự chuyển hoá" trong nội bộ, Đảng đã khẳng định: "Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được nâng lên; nhận diện sâu sắc, đầy đủ hơn các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến, tự chuyển hoá"... Nhiều tấm gương điển hình, tiên tiến được nhân rộng, lan toả trong đời sống xã hội". Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bị lợi ích vật chất, quyền lực cám dỗ, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thoái hóa, biến chất, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó "Việc cam kết tu dưỡng, rèn luyện, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiệu quả chưa cao". Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện không đúng quy trình, quy định trong công tác cán bộ, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản Nhà nước, vi phạm những điều đảng viên không được làm,… Nhiệm kỳ 2015-2020, có 2209 cán bộ đảng viên bị thi hành kỷ luật liên quan đến tham nhũng, trong đó có 113 cán bộ diện Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu . Gần đây, không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm bị xử lý kỷ luật... Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do “thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân” .
NÊU CAO TINH THẦN TỰ GIÁC TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên là một nội dung quan trọng trong xây dựng Đảng về đạo đức đã được Đảng đã xác định tại Đại hội lần thứ XIII. Trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu: “Nêu cao tinh thần tự giác, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”. Đây là một biện pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả xây dựng Đảng về đạo đức, đồng thời là một phương thức để cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, góp phần lan tỏa trong nhận thức và hành động của đảng viên, cán bộ, công chức trong cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, giải pháp này khó, phức tạp, cần phải quyết tâm, kiên trì, bền bỉ và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị với các biện pháp cụ thể sau: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tu dưỡng, rèn luyện về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, thực sự giữ gìn và thực hành chuẩn mực đạo đức cách mạng, đồng thời, không ngừng chủ động học tập, nâng cao trình độ, năng lực công tác thông qua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Xác định rõ mục đích tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực chính là để thực hiện trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Đó là trách nhiệm suốt đời phấn đấu, hy sinh cho lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ lợi ích chung của cách mạng; trách nhiệm gương mẫu thực hiện tốt nhiệm vụ do Điều lệ Đảng, do tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể phân công. Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, luôn giữ được chữ “tín” trước cấp dưới và nhân dân để lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý, việc tăng cường tu dưỡng, rèn luyện chính là để xây dựng hình ảnh, uy tín của người cán bộ, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành các lĩnh vực ở địa phương. Tự giác tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được thể hiện từ nhận thức đến hành động, trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, đặc biệt trong công tác. Hiện nay, việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ lãnh đạo, quản lý cần được thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác, có hiệu quả gắn với những nội dung của Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 mới đây của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó, chú trọng quán triệt, tập trung làm tốt ba vấn đề: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên. Hai là, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tích cực, tự giác chủ động trong việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phương, đơn vị. Đây là yêu cầu đòi hỏi mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nghiêm túc, tự giác thực hiện, không phụ thuộc vào các chế tài, quy định mà phải coi tu dưỡng, rèn luyện như “rửa mặt hàng ngày”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải ở trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc nhở: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, ra sức tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, trở thành những con người có văn hóa, có liêm sỉ”. Đảng cũng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải “nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, “tự soi”, “tự sửa” và nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên”.
Dù ở vị trí công tác nào, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao uy tín trước Đảng, trước nhân dân. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thực hiện tự phê bình nghiêm túc, tự giác để phát hiện và thông báo với tập thể những hạn chế, yếu kém, nhất là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành để tìm ra phương hướng, kế hoạch khắc phục.
Hằng tháng, hằng quý, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tự xem xét, đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm nêu gương trên các mặt trước tập thể chi bộ, tập thể cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, đề ra các biện pháp khắc phục khuyết điểm và chịu sự giám sát thường xuyên của tập thể nơi công tác và cư trú.
Ba là, cán bộ lãnh đạo, quản lý cần xây dựng và quyết tâm thực hiện kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện thông qua các bản cam kết, chương trình hành động, bản đăng ký thực hiện trách nhiệm nêu gương và công khai trước tập thể đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân.   Bên cạnh đó, để thực hiện trách nhiệm nêu gương thông qua bản cam kết, chương trình hành động có hiệu quả, khắc phục tình trạng nêu gương bằng báo cáo, giấy tờ, hình thức, khẩu hiệu, cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải nêu cao quyết tâm thực hiện trách nhiệm nêu gương, phải xác định rõ nội dung, biện pháp thực hiện. Bốn là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị đối với việc nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các tổ chức trong hệ thống chính trị có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, đồng thời, có vai trò phát hiện những biểu hiện thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong cán bộ, đảng viên để kịp thời xử lý và phát hiện, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những tấm gương điển hình về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để kích thích, khơi dậy tinh thần tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện có hiệu quả việc giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu và cán bộ chủ chốt”. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải căn cứ vào các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện kiểm tra, giám sát trên tất cả các mặt, kết hợp nhiều phương thức quản lý, kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát từ trên xuống (người đứng đầu kiểm tra, giám sát cấp dưới), kiểm tra giám sát từ dưới lên (đảng viên kiểm soát cán bộ lãnh đạo, quản lý) và phát huy vai trò của nhân dân kiểm soát cán bộ, đảng viên thực hiện tu dưỡng, rèn luyện. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt các quy chế, quy định của các cấp ủy địa phương về công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Để giám sát có hiệu quả đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hàng ngày. Nâng cao khả năng dự báo về những hành vi vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ để đề ra các chủ trương, biện pháp phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm từ xa, từ sớm. Đó vừa là căn cứ để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý tu dưỡng, rèn luyện, vừa là cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng và hệ thống chính trị, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng và bản thân từng cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Trước sự tác động nhiều mặt, nhiều chiều từ xã hội, tự giác tu dưỡng, rèn luyện vừa là biện pháp quan trọng để giữ vững tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa thể hiện tính kiên định, tính chiến đấu của người cán bộ, đảng viên. Vì vậy, phải tiếp tục nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong tình hình mới./.
Nguồn: tuyengiao.vn
III. THEO DÒNG LỊCH SỬ  
* Ngày 01/06/1950: Ngày Quốc tế Thiếu nhi
* Ngày 05/6/1972: Ngày Ngày Môi trường thế giới 
* Ngày 21/6/1925:  Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 
* Ngày 26/6/1988:  Ngày Quốc tế phòng chống ma túy  * Ngày 28/6:  Ngày Gia đình Việt Nam 
* TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ NGÀY KỶ NIỆM TRONG THÁNG 6
1. Kỷ niệm 72 năm Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6/1950 - 01/6/2022)
 Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.
Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đixơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-rađua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương. Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi. Trên thực tế, ngày 1/6 phần lớn chỉ được kỷ niệm ở vài chục nước theo chế độ Chủ nghĩa xã hội trước đây. Việt Nam thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, đã chọn ngày 1/6 làm ngày Quốc tế thiếu nhi. Trung Quốc và Liên Xô cũ cũng chọn ngày này hàng năm để kỷ niệm về trẻ thơ cũng như tổ chức các chương trình bảo vệ quyền trẻ em. Ngày Quốc tế thiếu nhi trên thế giới Năm 1954, nhằm khuyến khích các nước ghi nhớ về trẻ em và bảo vệ quyền lợi trẻ em, Liên Hợp Quốc đã đề xuất Ngày Thiếu nhi Thế giới tổ chức vào ngày 20/11 mỗi năm. Cũng chính vào ngày này, nhiều sự kiện quan trọng về trẻ em trên thế giới đã diễn ra: Tuyên bố về quyền trẻ em (1959), Công ước về quyền trẻ em cũng được ký kết vào ngày này (1989), có hơn 191 nước phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á, thứ hai của thế giới ký vào Công ước này. Mặc dù đề nghị ngày 20/11, nhưng Liên Hợp Quốc lại để cho các quốc gia thành viên có thể tổ chức ngày Thiếu nhi của riêng nước mình vào các ngày tự chọn khác nhau. Và một số nước đã kỷ niệm chính ngày 20/11 ở chính quốc như: Canada, Úc, Parkistan, Ai Cập…                 
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Bác viết: “Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được học hành, được vui sướng…”. Cũng từ đó, hàng năm cứ đến ngày Tết thiếu nhi và Tết Trung thu, thiếu nhi cả nước ta lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ. Bác Hồ luôn hết sức quan tâm, dạy bảo các cháu nên người, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.   Các quốc gia đón ngày Quốc tế thiếu nhi như thế nào? Ngày 1/6 ở Việt Nam cũng là một ngày lễ quan trọng, một ngày hội của thiếu nhi cả nước. Tuy nhiên, trên thế giới, nhiều quốc gia tổ chức ngày trẻ em vào những ngày khác nhau thay vì 1/6. Ngày Trẻ Em ở Australia là ngày thứ Tư tuần cuối cùng của tháng 10. Ở Brazil là ngày 12/10, ngày hội cho thiếu nhi rơi vào ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ toàn quốc tại Brazil. Mỹ không có ngày thiếu nhi riêng mà gộp chung vào Ngày của mẹ, Ngày của cha. Ở Nhật, Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nghỉ toàn quốc, hay còn gọi là “Kodomo no Hi” được tổ chức vào ngày 5/5. Ngày trẻ em ở Ấn Độ là ngày 14/11, mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru (thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ).              
Nguồn: khoahoc.tv 
2. Kỷ niệm 50 năm Ngày Môi trường thế giới (05/6/1972 - 05/6/2022) 
Ngày môi trường thế giới tên tiếng anh là World Environment Day. Đây là ngày nhân dân trên toàn thế giới cùng tham gia các hoạt động khác nhau do UNEP tổ chức để bảo vệ môi trường và ‘chăm sóc’ cho Trái Đất của chúng ta. Trong ngày này, mọi người sẽ nhận được thông điệp chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gồm các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Đây cũng là cơ hội để các tổ chức, chính phủ tham gia ký kết các hiệp ước về môi trường. Các hoạt động mọi người có thể tham gia vào ngày này như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, hoà nhạc xanh, thi viết, thi vẽ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, chiến dịch trồng cây xanh, tái chế rác thải… Mục đích của Ngày môi trường thế giới là hướng toàn thế giới đến tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường.  
Lịch sử ra đời Ngày môi trường thế giới Tại Hội nghị về Con người & Môi trường tại thủ đô Stockholm ở Thuỵ Điển diễn ra từ ngày 5 - 6/6/1972, Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 5/6 kể từ năm 1972 là Ngày môi trường thế giới. Sự kiện này được giao cho UNEP có trụ sở tại Kenya tổ chức. Sau khi được phát động, đã có 143 quốc gia hưởng ứng và tham gia vào sự kiện này. Đây là kết qủa đầu tiên đánh dấu những nỗ lực của toàn thể nhân loại về việc giải quyết các vấn đề môi trường nóng bỏng lúc bấy giờ. Mỗi năm, Liên Hợp Quốc sẽ lựa chọn 1 thành phố để tổ chức Ngày môi trường thế giới. Chính phủ và nước chủ nhà sẽ phối hợp với UNEP để cùng tổ chức sự kiện này.  Chủ đề mỗi năm cũng không giống nhau. Các chủ đề, logo, khẩu hiệu sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền và các hoạt động cổ động trên toàn thế giới. Để khuyến kích tinh thần và trách nhiệm bảo vệ môi trường hơn, Liên Hợp Quốc còn phát động lễ trao giải thưởng Global 500 cho những người đóng góp nhiều nhất cho hoạt động bảo vệ môi trường. Giải thưởng này sẽ được tổ chức ngay tại thành phố được chọn làm lễ kỷ niệm. Sự kiện này được tổ chức từ năm 1987. Ngày môi trường thế giới đã khiến các vấn đề môi trường trở nên nhân văn hơn. Đồng thời, trao quyền cho mọi người trở thành tác nhân tích cực của sự phát triển bền vững, bình đẳng. Ngoài ra còn nâng cao hiểu biết của mọi người, từ đó thay đổi hành vi của người dân.         
Nguồn: litteritcostsyou.org
3. Kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022) Ngày
Báo chí cách mạng 21/6 hằng năm là dịp để các thế hệ độc giả tri ân các nhà báo đã cống hiến trí tuệ, tâm huyết, sự nhiệt thành, đôi khi cả máu và nước mắt để có những bài báo hay sự kiện nóng hổi, chân thật.  Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có “Gia Định báo” và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội cũng như ở một vài địa phương khác. Những năm đầu thế kỷ 20, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ, tuy nhiên vì khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất.   Đến ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên. Từ đây, dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới bắt đầu hình thành. Từ khi có Báo “Thanh niên”, báo chí Việt Nam giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Báo Thanh niên đã mở đầu cuộc cách mạng tư tưởng, đưa nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc mình lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam như các nhà báo, nhà cách mạng Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh... Báo Thanh niên số 1 ra ngày 21/6/1925, tại số nhà 13 đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Ngôi nhà số 13 đường Văn Minh cũng chính là trụ sở Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, báo được chuyển về nước bằng nhiều con đường bí mật và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Tháng 2/1985, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra quyết định số 52 ngày 5/2/1985 lấy ngày ra số đầu tiên của báo Thanh Niên làm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925) nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Ngày 21/6/1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên. Ðây là ngày lễ không chỉ của riêng giới báo chí mà là ngày lễ của nhân dân cả nước, vì báo chí là sự nghiệp của toàn dân.  Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi ngày Báo chí Việt Nam là ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước, báo chí ở nước ta đã phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn. Báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt. Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi vào Việt Nam. Báo chí đã tổ chức khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội. Hoạt động của báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, trong quá trình hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường, trong thời đại bùng nổ thông tin đang phát triển không ngừng. Đứng trước những yêu cầu mới, báo chí cách mạng Việt Nam mãi mãi kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt chức năng báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân.             
Nguồn: www.csnd.vn
4. Kỷ niệm 34 năm Ngày Quốc tế phòng chống ma túy (26/6/1988- 26/6/2022) và Ngày toàn dân phòng chống ma túy
Ma túy đang là hiểm họa chung của nhân loại, tác hại của ma túy không thể lường hết, để nói lên tác hại nghiêm trọng của ma túy trong đời sống xã hội. Ngày 26/6/1992, Tổng thư kí Liên hợp quốc Buotros Gali đã đọc bản thông điệp có đoạn ghi: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra ngoài vùng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu mà lẽ ra phải được huy động cho phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui của gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế xã hội… Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển”. Ma túy gây rối loạn sinh lý của người nghiện. Người nghiện sẽ bị loạn nhịp tim, tăng huyết áp, thần kinh bị rối loạn, dễ gây mất ngủ, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu. Khi lên cơn nghiện thì người đau đớn, quằn quại, rên rỉ, thậm chí co giật, chảy nước miếng…Nếu người đang mang thai mà nghiện ma túy thì dễ sảy thai, đẻ non hoặc gây suy dinh dưỡng cho con, đứa trẻ dễ bị còi xương, chậm lớn. Người nghiện ma túy dễ bị nhiễm các bệnh như ngoài da, bệnh xã hội, gan, thận, bệnh AIDS…do vậy thường có tuổi thọ không cao. Người nghiện ma túy thường xa lánh mọi hoạt động xã hội, không thích tham gia các hoạt động xã hội, thui chột quyết tâm, nghị lực, không muốn họp hành, lao động, đầu óc luôn chỉ nghĩ tới ma túy và nhu cầu thỏa mãn cơn nghiện. Người nghiện ma túy dễ gây ra các tai biến do tiêm chích như nhiễm trùng máu, viên gan, viên loét tĩnh mạch và là con đường lây nhiễm HIV cao nhất. Việc nghiện hút ma túy còn là con đường tiêu tán tài sản nhanh nhất, làm bần cùng hóa gia đình người nghiện, phá hoại hạnh phúc gia đình. Ma túy là một trong những nguyên nhân làm tan vỡ gia đình và đưa người nghiện vào con đường tội lỗi. Từ ma túy có thể dẫn đến đánh đập vợ con, bất hiếu với bố mẹ, mâu thuẫn với anh em, hàng xóm, khi không có tiền để thỏa mãn cơn nghiện thì sinh ra trộm cắp, cướp giật, lừa đảo thậm chí cả giết người để thỏa mãn cơn nghiện. Tệ nạn ma túy cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động của xã hội. Ma túy làm suy giảm sức lao động xã hội. Người nghiện ma túy thì khả năng lao động sẽ suy giảm, trong khi đó thực tế cho thấy người nghiện ma túy hiện nay lại chiếm tỷ lệ chủ yếu là lực lượng thanh niên, lực lượng lao động chính của xã hội. Mặt khác số lượng người nghiện ma túy ngày càng tăng kéo theo các chi phí cho phúc lợi xã hội cũng phải tăng theo để chữa bệnh, cai nghiện cho người nghiện ma túy… Đồng thời, ma túy còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, làm gia tăng tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, buôn lậu, và các tội phạm về ma túy. Nhiều trường hợp người nghiện ma túy đã đi vào con đường phạm tội để lấy tiền thỏa mãn cơn nghiện, như trộm cắp, bán lẻ ma túy để lấy tiền hút, chích… Ma túy còn là một trong những nguyên nhân làm bùng nổ số lượng người nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS tạo nên nỗi lo lớn cho xã hội.
Ngày 26/6/1988, Liên hợp quốc cùng với Ủy ban các tổ chức phi chính phủ về vấn đề phòng chống ma túy đã phối hợp với phòng thông tin Liên hợp quốc tổ chức buổi tuyên truyền về tác hại của ma túy và các hoạt động phòng chống ma túy. Và từ đó Liên hợp quốc lấy ngày 26/6 hàng năm là ngày phòng chống ma túy. Ngày quốc tế phòng chống ma túy có ý nghĩa quan trọng đối với việc đấu tranh phòng chống hiểm họa ma túy trên phạm vi toàn cầu. Ngày quốc tế phòng chống ma túy như một bản thông điệp gửi đến nhân dân toàn thế giới. Vào ngày này hầu hết các quốc gia đều tổ chức phát động, tuyên truyền tác hại của ma túy, bài trừ ma túy và kêu gọi mọi người tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống ma túy. Ngày 13/6/2001, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 93/2001/QĐ-TTg, lấy Tháng sáu hàng năm là “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và ngày 26/6 là “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”. Vào thời gian này hằng năm, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các tỉnh, thành phố phát động  toàn dân tham gia phòng, chống ma túy.                  
Nguồn: hqhcm.gov.vn
5. Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, việc quan tâm đến gia đình là đúng vì: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".
Lịch sử Ngày Gia đình Việt Nam: Theo lời Bác ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐTTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.            
Nguồn: khoahoc.tv
V. THANH NIÊN QUẢNG NAM THỜI KỲ MỚI
Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Bước chân không mỏi đến với các bản làng và những vùng quê ven biển khó nghèo của những thầy thuốc trẻ Quảng Nam, như một khẳng định về tinh thần của tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác...
Chương trình giao lưu tại lễ tuyên dương Thầy thuốc trẻ tiêu biểu. Ảnh: X.H Bước chân vì cộng đồng Trung tuần tháng 5, người dân xã ven biển Tam Tiến (huyện Núi Thành) được một đoàn y bác sĩ ở các chuyên khoa tổ chức khám bệnh tại Trạm Y tế xã. Bên trong mặc màu áo xanh tình nguyện, bên ngoài khoác chiếc blouse trắng, các bác sĩ trẻ vừa tư vấn cặn kẽ từng triệu chứng, vừa dặn dò cách ăn uống sinh hoạt sao cho có được sức khỏe tốt nhất. Bà Trương Thị Nguyên, người dân thôn Long Thành nói: “Bác sĩ rất nhiệt tình, tôn trọng người dân, hỏi han từng triệu chứng tôi gặp phải. Được khám bệnh ở nơi gần nhà như thế này thuận tiện hơn cho những người lớn tuổi như chúng tôi”. Trên nhiều nẻo đường, ở nhiều địa bàn vùng sâu vùng xa đã ghi dấu ấn của đội ngũ y bác sĩ trẻ. Họ luôn đi đầu tình nguyện đến khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân và trẻ em nghèo ở khắp mọi nơi. Họ cũng chính là những người tiên phong, xông pha trong mọi công tác thiện nguyện khác. Cùng tập hợp nhau trong một tổ chức có tên gọi Câu lạc bộ (CLB) Thầy thuốc trẻ Quảng Nam, hàng chục y bác sĩ đã gắn bó và quen dần với những chuyến đi hằng năm. Mang âm nhạc đến bệnh viện. Hơn 100 bệnh nhân của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã có một đêm thưởng thức âm nhạc do chính những thầy thuốc trẻ kết hợp cùng lực lượng thanh niên ở các ngành nghề khác cùng tổ chức. “Mang âm nhạc đến bệnh viện” - đúng như tên gọi, những giai điệu, bài ca đã làm tròn phận sự cùng y học chữa lành vết thương cho người bệnh. Anh Dương Văn Mỹ, đưa con trai là Dương Gia Huy đang điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương, đến hội trường để xem ca nhạc. Hai cha con vừa dùng điện thoại ghi lại hình ảnh, vừa gật gù theo từng bài diễn. Rất nhiều những bệnh nhân khác, hình như đều trở nên tươi tắn dưới những lấp lánh của đèn sân khấu tạm...
Công tác tại Trung tâm Y tế huyện Tây Giang, bác sĩ Bling Chung là Chủ nhiệm CLB Thầy thuốc trẻ ở địa phương. Nhiều năm nay, anh cùng thành viên câu lạc bộ không ngại khó khăn đến từng bản làng xa nhất của Tây Giang để khảo sát tình hình dịch bệnh, thăm khám cho người dân. Từng nếp sinh hoạt, từng đợt chuyển mùa và những bệnh thường gặp ở các thôn bản, Bling Chung hầu như nắm rõ. Năm 2021, khi nhiều thôn của xã A Nông bùng phát dịch bệnh Covid-19, Bling Chung là người đầu tiên có mặt và tình nguyện ở lại điều trị cho đồng bào mình. Những ngày ấy, như Bling Chung nói, trấn an người dân không sợ hãi và cùng họ kiểm soát dịch bệnh ở nơi biên ải, gần như khiến anh quên đi những lo lắng của sự thiếu thốn thuốc men trong lúc cao điểm dịch bệnh bấy giờ. Nhưng may thay, dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát ở A Nông và trên toàn huyện. Bling Chung lại cùng những đồng đội áo trắng đến từng nóc để thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho người lớn và trẻ em. Anh đảm nhiệm khâu khám sàng lọc trước tiêm và cấp cứu phản ứng sau tiêm. Từng hoạt động nối dài với mục tiêu cuối cùng là chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bling Chung còn trở thành người kết nối với từng tấm lòng để tổ chức những đợt khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con.
Bling Chung là một trong 20 gương mặt Thầy thuốc trẻ tiêu biểu được Hội LHTN Việt Nam tỉnh lựa chọn để tuyên dương, trong hàng trăm y bác sĩ trẻ tuổi đang cống hiến cho những hoạt động cứu người ở khắp nơi trong tỉnh. Anh Hoàng Văn Thanh - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh nói, ngoài hoạt động chuyên môn, các y bác sĩ trẻ tuổi không ngại khó, ngại khổ, đi đến những nơi nhân dân cần, những nơi người dân còn chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế để tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc, tặng quà cho bà con. “Chính những hoạt động như vậy góp phần xóa đi sự mất cân bằng về chăm sóc y tế ở các vùng. Bên cạnh đó, các hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các thầy thuốc trẻ đã để lại hình ảnh đẹp về đội ngũ y bác sĩ ở khắp mọi nơi” - anh Hoàng Văn Thanh nói. Tỉnh đoàn Quảng Nam, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hàng loạt hoạt động trong Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2022 - Chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19. Cùng với các hoạt động khám chữa bệnh, 20 thầy thuốc trẻ trên toàn tỉnh được vinh danh vì những cống hiến, đóng góp trên các lĩnh vực công tác chuyên môn, tham gia phòng chống dịch Covid-19 và các hoạt động góp phần đảm bảo an sinh xã hội... Trong số 20 gương mặt Thầy thuốc trẻ tiêu biểu, kỹ thuật viên Nguyễn Ngọc Vạn (Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam) là người vừa đạt giải Nhất trong hội thi kiến thức và tay nghề Kỹ thuật viên Xét nghiệm giỏi năm 2021 toàn quốc. Vạn cũng là một thành viên tích cực của đoàn tình nguyện chống dịch Covid-19 tại TP.Hồ Chí Minh từ tháng 7 đến tháng 9.2021. Cùng với các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Đoàn thanh niên của đơn vị tổ chức, Vạn còn trực tiếp tham gia hiến máu và vận động mọi người tham gia hiến máu cứu người. Trong buổi tuyên dương, vinh danh 20 Thầy thuốc trẻ tiêu biểu, Nguyễn Ngọc Vạn nói rằng, với anh, tất cả nhân viên y tế, ai cũng là những người giỏi. Với một kỹ thuật viên xét nghiệm, Vạn quan niệm phải làm thế nào để rút ngắn thời gian tiếp cận, giảm thiểu tai biến cho người bệnh và mang đến hiệu quả điều trị cho bệnh nhân tốt nhất. Chính vì lẽ đó, anh luôn cập nhật những kiến thức mới nhất và đổi mới phương thức làm việc theo hướng hiện đại nhất. “Mọi sự thành công đều xuất phát từ lòng yêu nghề. Có yêu nghề thì mới gắn bó với công việc để tìm tòi những điều tốt nhất mang đến hiệu quả cao trong nghề nghiệp của mình” - Nguyễn Ngọc Vạn chia sẻ. Cùng với câu chuyện của Vạn, là những nỗ lực để tốt hơn lên mỗi ngày của các thầy thuốc trẻ. Trong các năm 2020, 2021, đội ngũ y bác sĩ là những người ở tuyến đầu vất vả nhất. Xông pha và chấp nhận tất cả những rủi ro, điều duy nhất họ mong mỏi là thấy người bệnh của mình khỏe lại. Đây cũng chính là cảm xúc để bác sĩ Nguyễn Khoa Vỹ - một gương mặt được tôn vinh lần này, luôn trau dồi không ngừng với nghiệp vụ của mình. Tháng 8.2021, Vỹ được chọn là Trưởng đoàn tình nguyện y bác sĩ Quảng Nam vào TP.Hồ Chí Minh chống dịch. Anh nói, chính trong những điều kiện khó khăn, tinh thần quyết tâm, quả cảm và lòng đoàn kết của những y bác sĩ ở khắp mọi miền đất nước đã tụ hội với nhau, để có những kỳ tích trong quá trình đối chọi lại dịch bệnh... Những chân dung Thầy thuốc trẻ được tôn vinh lần này, đều có chung một tinh thần tất cả vì người bệnh của mình, vì sức khỏe của cộng đồng. Và hình như, tất cả những người khoác trên mình áo blouse trắng đều vậy...
VII. VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI 
1. Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành y tế
Từ ngày 10/6/2022, không còn quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế. Đây là điểm mới tại Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 26/4/2022. Đơn cử, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với bác sĩ cao cấp (hạng I) bao gồm: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
Còn đối với bác sĩ chính (hạng II) thì yêu cầu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng - Hàm - Mặt; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ). Đối với bác sĩ (hạng III) thì yêu cầu tốt nghiệp bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học dự phòng); bác sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
2. Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi lĩnh vực tổ chức cán bộ địa phương
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi lĩnh vực tổ chức cán bộ được quy định tại Thông tư 3/2022/TT-BNV ngày 12/03/2022, bao gồm:
- Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế.
- Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp.
- Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các cấp.
- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo.
- Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Thông tư 3/2022/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 01/6/2022 và bãi bỏ Quyết định 05/2008/QĐ-BNV.
3. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài
Từ ngày 01/6/2022, Nghị định số 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, quy định quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Lãnh sự danh dự bao gồm:
- Lãnh sự danh dự được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam và Nước cử là thành viên.
- Lãnh sự danh dự không được sử dụng giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự, điện mật mã để liên hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Nước cử hoặc với Chính phủ của Nước cử, trừ trường hợp đặc biệt sau khi được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép.
- Lãnh sự danh dự được hưởng quyền được thông báo cho Nước cử khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc bị truy tố; quyền không phải cung cấp chứng cứ liên quan đến chức năng lãnh sự và quyền miễn trừ xét xử đối với những hành động chính thức khi thực hiện chức năng lãnh sự của mình.
- Thành viên gia đình của Lãnh sự danh dự không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.

Nguồn tin: Huyện đoàn- Hội LHTN Việt Nam huyện Nông Sơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây