Nông Sơn số hóa di tích mộ Danh sĩ Nguyễn Đình Hiến
- Thứ năm - 02/02/2023 15:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Danh sĩ Nguyễn Đình Hiến sinh ngày 06 tháng 4 năm 1872 tại làng Lộc Đông, tổng Trung Lộc, nay là thôn Lộc Đông, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn. Tự là Dực Phu, hiệu Ấn Nam, thụy Mạnh Khả. Cụ sinh ra trong một gia đình khoa bảng, thân phụ là ông Nguyễn Đăng Khoa, người đã tích cực ủng hộ và tham gia phong trào Cần Vương tại căn cứ Tân Tỉnh, là hậu duệ thứ 10 của Dặc trấn phụ quốc, thượng tướng quân Mậu Lâm bá Nguyễn Văn Địch, quê gốc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Đầu thế kỉ XV, ông Nguyễn Văn Địch và một số người cùng quê đã theo đoàn quân Nam chinh của Hồ Quý Ly vượt đèo Ngang vào nơi đây khai hoang, quy dân lập ấp, hình thành nên làng Lộc Đông, xã Quế Lộc ngày nay.
Đầu thế kỉ XV, ông Nguyễn Văn Địch và một số người cùng quê đã theo đoàn quân Nam chinh của Hồ Quý Ly vượt đèo Ngang vào nơi đây khai hoang, quy dân lập ấp, hình thành nên làng Lộc Đông, xã Quế Lộc ngày nay.
Cụ xuất thân trong gia đình thuộc tầng lớp nông dân bậc trung, nổi tiếng thông minh, học giỏi và là một trong bốn nho sinh ưu tú của trường đốc Thanh Chiêm. Khoa thi Hương năm Canh Tý (năm 1900), Cụ cùng với các cụ Huỳnh Thúc Kháng (1906), Phan Chân Trinh, Lê Bá Trinh đỗ Á Nguyên. Tại khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), Cụ tiếp tục đỗ phó bảng đứng hàng thứ ba trong số mười ba phó bảng. Cụ còn là một trong những “Tứ Hổ” cùng với ba người Quảng Nam khác Phan Châu Trinh, Võ Vỹ, Nguyễn Mậu Hoán.
Nguyễn Đình Hiến cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Liệu, Trần Quý Cáp thường được suy tôn là “Tứ kiệt” vì cùng đỗ phó bảng khoa thi Tân Sửu 1901, làm rạng danh trên con đường học vấn của Quảng Nam.
Nguyễn Đình Hiến cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Liệu, Trần Quý Cáp thường được suy tôn là “Tứ kiệt” vì cùng đỗ phó bảng khoa thi Tân Sửu 1901, làm rạng danh trên con đường học vấn của Quảng Nam.
Trong suốt 25 năm trên chốn quan trường, Cụ giữ rất nhiều chức vụ quan trọng, dù là đi bất cứ nơi nào Cụ đều được đồng nghiệp kính trọng, nhân dân quý mến và tin yêu. Ngoài việc là một vị quan có khí tiết thanh liêm, yêu nước thương dân vô hạn, Cụ còn để lại cho hậu thế những cống hiến vô cùng to lớn. Trong những cống hiến đó phải kể đến cống hiến đã góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng quê hoang vắng còn nhiều khó khăn, cách trở nơi Cụ sinh sống.
Trước đây vùng Lộc Đông quê hương của Cụ bốn bề là rừng rậm, núi cao, mọi sự giao lưu bên ngoài rất là khó khăn điều đó làm cho kinh tế không thể phát triển được. Muốn giao lưu với các vùng khác đều thông qua đường thủy xuôi dòng sông Thu Bồn. Mãi về sau do nhu cầu đi lại càng nhiều người dân đã phải tự vượt rừng, băng núi, dần thành một lối nhỏ băng qua núi và được gọi là Đèo Le.
Sự khó khăn, hiểm trở của Đèo Le được Cụ ghi chép lại như sau: “Con đường Đèo Le Quế Sơn thật là hiểm trở, về phía Đông có hai tổng Trung Châu là: Thuận Mỹ, An Phú, tiếp về phía Tây là tổng Trung Lộc miền cao, thông với đường sông Thu Bồn và giáp miền thượng man, chung quanh đều là núi cao tạo thành một bức tượng thành trời định, trước đây người qua lại tổng Trung Lộc đều than thở đường hiểm núi cao, đá chởm, đất bùn…”.
Mùa Đông năm Bính Tý (tức năm 1936), Cụ quyết định mở “xa lộ” Đèo Le nối huyện Quế Sơn và Nông Sơn lúc bây giờ để người dân đi lại làm ăn thuận lợi hơn. Cụ đã diện kiến với ông Nguyễn Đình Khôi (Tổng đốc Quảng Nam lúc bấy giờ) khi ông Nguyễn Đình Khôi đi kinh lý các tổng miền thượng du. Tại cuộc gặp gỡ này, Cụ đã trình bày nguyện vọng với quan Tổng đốc về việc khai mở con đường Đèo Le kéo dài từ Tây sang Đông, rộng 3m và dài khoảng 7km. Sau đó, Cụ đứng ra thành lập Ban vận động quyên góp để khai mở con đường Đèo Le gồm Tú tài Lâm Xuân Quế ở xã Phước Bình, Cửu phẩm Nguyễn Đình Dương ở xã Lộc Đông...
Các ông đã đi vận động nhân dân được số bạc là 4600 đồng lẻ, đồng thời trích số bạc tư ích ở tổng và thu bạc hội chợ, rồi giao cho quan lục bộ cùng với tri huyện là ông Nguyễn Trọng Thuần đốc thúc tiến hành.
Công trình được khởi công nhanh chóng trong hai năm (từ mùa hè năm 1937 đến hè năm 1939) thì hoàn thành. Từ ngày có con đường Đèo Le thì việc giao thương, đi lại của nhân dân hai vùng được khởi sắc rất nhiều.
Quá trình khai mở con đường Đèo Le trải qua bao khó khăn, gian lao, thử thách. Điều này được Cụ ghi rõ trong tấm bia: “Mùa Hạ năm Đinh Sửu (1937) khởi công khai phá rừng rậm, nào là bắn đá, đào lấp hố sâu, bắt cầu xây cống vất vả suốt hai mùa mưa, đến mùa Hè năm Kỷ Mẹo (1939). Suốt hai năm tròn dầm mưa dãi nắng, con đường Đèo Le mới được hoàn thành. Ngày khánh thành (tại cây số 26) có quan Tổng đốc và quan Công sứ đến dự và chúc mừng cho nhân dân tổng Trung Lộc, từ nay đã có đường xe thông từ Đông sang Tây, các thành phần sĩ, nông, công, thương có cơ hội phát triển thuận lợi”.
Cụ Nguyễn Đình Hiến không chỉ học vấn uyên bác, tấm lòng yêu nước thương dân, một tư tưởng đi trước thời đại mà Cụ còn là một danh sĩ văn học Quảng Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Cụ đã để lại một số tác phẩm văn học tiêu biểu mang giá trị cao về phương diện văn chương mà còn hàm súc về mặt tư tưởng. Trong đó phải kể đến hai tác phẩm “Cổ kính Trùng viên” (năm 1930) và “Bi kí đường Đèo Le Quế Sơn” (năm 1939), hai tác phẩm đã thể hiện rất rõ văn phong của Cụ. Nhưng do trong thời kì chiến tranh một số tác phẩm bị thất lạc, hiện nay chỉ còn lại một số tác phẩm như “Quảng Nam Phú”, “Đón Xuân”, “Vịnh Núi Chúa”, “ Trà Bang sơn động”, “ Tây sai kĩ lãm”.
Sau những năm tháng cống hiến trên chốn quan trường, năm 1928, Cụ về hưu với hàm Hiệp tá Đại học sĩ. Cụ trở về Huế sinh sống cùng với vợ con tại ấp Bình An dưới dốc Nam Giao và lập ngôi nhà vườn có tên là Thủy Thạch Quỳnh. Năm 1931, vợ Cụ là bà Tôn Nữ Thị Trinh mất, Cụ trở về quê hương của mình là làng Lộc Đông sống một cuộc sống bình dị, an dưỡng tuổi già. Ngày 17 tháng 3 năm 1947 cụ mất, hưởng thọ 75 tuổi.
Hiện nay, mộ Cụ được Nhà nước xây dựng dưới chân núi Bờ Gà thôn Lộc Tây, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn. Ngày 08 tháng 02 năm 2017, mộ Cụ Nguyễn Đình Hiến được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Huyện đoàn- Hội LHTN Việt Nam huyện giới thiệu mã QR-code để thông tin mộ dnah sĩ đến với đoàn viên, thanh niên và người dân rộng rãi, góp phần giáo dục truyền thống quê hương.
Trước đây vùng Lộc Đông quê hương của Cụ bốn bề là rừng rậm, núi cao, mọi sự giao lưu bên ngoài rất là khó khăn điều đó làm cho kinh tế không thể phát triển được. Muốn giao lưu với các vùng khác đều thông qua đường thủy xuôi dòng sông Thu Bồn. Mãi về sau do nhu cầu đi lại càng nhiều người dân đã phải tự vượt rừng, băng núi, dần thành một lối nhỏ băng qua núi và được gọi là Đèo Le.
Sự khó khăn, hiểm trở của Đèo Le được Cụ ghi chép lại như sau: “Con đường Đèo Le Quế Sơn thật là hiểm trở, về phía Đông có hai tổng Trung Châu là: Thuận Mỹ, An Phú, tiếp về phía Tây là tổng Trung Lộc miền cao, thông với đường sông Thu Bồn và giáp miền thượng man, chung quanh đều là núi cao tạo thành một bức tượng thành trời định, trước đây người qua lại tổng Trung Lộc đều than thở đường hiểm núi cao, đá chởm, đất bùn…”.
Mùa Đông năm Bính Tý (tức năm 1936), Cụ quyết định mở “xa lộ” Đèo Le nối huyện Quế Sơn và Nông Sơn lúc bây giờ để người dân đi lại làm ăn thuận lợi hơn. Cụ đã diện kiến với ông Nguyễn Đình Khôi (Tổng đốc Quảng Nam lúc bấy giờ) khi ông Nguyễn Đình Khôi đi kinh lý các tổng miền thượng du. Tại cuộc gặp gỡ này, Cụ đã trình bày nguyện vọng với quan Tổng đốc về việc khai mở con đường Đèo Le kéo dài từ Tây sang Đông, rộng 3m và dài khoảng 7km. Sau đó, Cụ đứng ra thành lập Ban vận động quyên góp để khai mở con đường Đèo Le gồm Tú tài Lâm Xuân Quế ở xã Phước Bình, Cửu phẩm Nguyễn Đình Dương ở xã Lộc Đông...
Các ông đã đi vận động nhân dân được số bạc là 4600 đồng lẻ, đồng thời trích số bạc tư ích ở tổng và thu bạc hội chợ, rồi giao cho quan lục bộ cùng với tri huyện là ông Nguyễn Trọng Thuần đốc thúc tiến hành.
Công trình được khởi công nhanh chóng trong hai năm (từ mùa hè năm 1937 đến hè năm 1939) thì hoàn thành. Từ ngày có con đường Đèo Le thì việc giao thương, đi lại của nhân dân hai vùng được khởi sắc rất nhiều.
Quá trình khai mở con đường Đèo Le trải qua bao khó khăn, gian lao, thử thách. Điều này được Cụ ghi rõ trong tấm bia: “Mùa Hạ năm Đinh Sửu (1937) khởi công khai phá rừng rậm, nào là bắn đá, đào lấp hố sâu, bắt cầu xây cống vất vả suốt hai mùa mưa, đến mùa Hè năm Kỷ Mẹo (1939). Suốt hai năm tròn dầm mưa dãi nắng, con đường Đèo Le mới được hoàn thành. Ngày khánh thành (tại cây số 26) có quan Tổng đốc và quan Công sứ đến dự và chúc mừng cho nhân dân tổng Trung Lộc, từ nay đã có đường xe thông từ Đông sang Tây, các thành phần sĩ, nông, công, thương có cơ hội phát triển thuận lợi”.
Cụ Nguyễn Đình Hiến không chỉ học vấn uyên bác, tấm lòng yêu nước thương dân, một tư tưởng đi trước thời đại mà Cụ còn là một danh sĩ văn học Quảng Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Cụ đã để lại một số tác phẩm văn học tiêu biểu mang giá trị cao về phương diện văn chương mà còn hàm súc về mặt tư tưởng. Trong đó phải kể đến hai tác phẩm “Cổ kính Trùng viên” (năm 1930) và “Bi kí đường Đèo Le Quế Sơn” (năm 1939), hai tác phẩm đã thể hiện rất rõ văn phong của Cụ. Nhưng do trong thời kì chiến tranh một số tác phẩm bị thất lạc, hiện nay chỉ còn lại một số tác phẩm như “Quảng Nam Phú”, “Đón Xuân”, “Vịnh Núi Chúa”, “ Trà Bang sơn động”, “ Tây sai kĩ lãm”.
Sau những năm tháng cống hiến trên chốn quan trường, năm 1928, Cụ về hưu với hàm Hiệp tá Đại học sĩ. Cụ trở về Huế sinh sống cùng với vợ con tại ấp Bình An dưới dốc Nam Giao và lập ngôi nhà vườn có tên là Thủy Thạch Quỳnh. Năm 1931, vợ Cụ là bà Tôn Nữ Thị Trinh mất, Cụ trở về quê hương của mình là làng Lộc Đông sống một cuộc sống bình dị, an dưỡng tuổi già. Ngày 17 tháng 3 năm 1947 cụ mất, hưởng thọ 75 tuổi.
Hiện nay, mộ Cụ được Nhà nước xây dựng dưới chân núi Bờ Gà thôn Lộc Tây, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn. Ngày 08 tháng 02 năm 2017, mộ Cụ Nguyễn Đình Hiến được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Huyện đoàn- Hội LHTN Việt Nam huyện giới thiệu mã QR-code để thông tin mộ dnah sĩ đến với đoàn viên, thanh niên và người dân rộng rãi, góp phần giáo dục truyền thống quê hương.